Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 06/09/2018 - 23:29
(Thanh tra)- Theo Tổng Thanh tra Lê Minh Khái, hiện nay, đã có hơn 1,1 triệu bản kê khai, tài sản, thu nhập. Nếu mở rộng, kê khai cả cha/mẹ ruột, cha/mẹ của chồng/vợ, con thành niên, anh/chị/em ruột thì tổng số bản kê khai có thể hơn 7 triệu. Như vậy, việc kiểm soát, quản lý sẽ rất phức tạp và thực thi sẽ rất khó khăn.
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái. Ảnh: HG
Tuyên bố mạnh, chế tài mới là rất cần thiết
Chiều ngày 6/9, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái đã giải trình làm rõ những vấn đề ĐBQH chuyên trách đặt ra khi thảo luận cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN - sửa đổi).
Theo Tổng Thanh tra, dự luật PCTN (sửa đổi) là dự luật hết sức quan trọng và cũng rất phức tạp. Thời gian qua, với trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo, Thanh tra Chính phủ đã tích cực phối hợp với Ủy ban Tư pháp để tiếp thu, chỉnh lý và đến nay còn 5 vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau.
“Với ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác PCTN hiện nay, chúng ta có một dự luật đầy đủ, có tuyên bố mạnh, có những chế tài mới hơn là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi thì tránh trùng lắp. Và những chính sách mới cũng phải phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như phải bảo đảm tính thống nhất với hệ thống pháp luật chung”, Tổng Thanh tra nói.
Ông Lê Minh Khái cho hay, Luật PCTN hiện hành đã quy định về đối tượng kê khai tài sản, thu nhập. Nhưng qua thực tiễn thi hành đánh giá, kê khai, kiểm soát, xác minh còn hình thức. Cho nên, dự luật lần này đã sửa đổi theo hướng mở rộng đối tượng, nhưng phương pháp kê khai lại phù hợp hơn.
“Đề xuất này nhận được nhiều sự đồng tình của các vị ĐBQH”, Tổng Thanh tra nhấn mạnh.
Một số ĐBQH đề nghị mở rộng thêm đối tượng là kê khai cả tài sản, thu nhập của cha/mẹ, anh/chị/em ruột, con thành niên. Tuy nhiên, theo Tổng Thanh tra, nếu mở rộng thêm thì phải tính toán tính khả thi. Vì thêm các đối tượng này phải thêm mấy bản kê khai tài sản nữa.
“Cha/mẹ ruột, cha/mẹ của vợ/chồng là 4 người, cộng mỗi cán bộ có 1 con thành niên thôi thì là 5 người, rồi anh/chị/em ruột, tính tổng là 7 người. Hiện nay, đã có hơn 1,1 triệu bản kê khai nếu nhân thêm 7 lần nữa thì hơn 7 triệu bản kê khai”, ông Lê Minh Khái tính toán và nhấn mạnh, “việc kiểm soát, quản lý dữ liệu này sẽ rất phức tạp”.
Cũng theo Tổng Thanh tra, mục đích chính là chống chuyển dịch tài sản cho những đối tượng này. Nhưng thực tế, việc chuyển dịch tài sản không phải chỉ cho những đối tượng này mà còn những đối tượng khác.
“ĐBQH đề xuất mục tiêu là tốt nhưng thực thi thì rất khó khăn. Vì vậy, mong các ĐBQH ủng hộ phạm vi đối tượng kê khai như dự thảo luật”, ông Lê Minh Khái phát biểu.
Cương quyết xử cán bộ thanh tra nhũng nhiễu, vòi vĩnh
Còn về mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực Nhà nước, theo Tổng Thanh tra, tiếp thu ý kiến của các ĐBQH, dự thảo luật “rút” lại chỉ còn 3 đối tượng là công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của nhân dân để hoạt động từ thiện.
Các đối tượng này bắt buộc phải thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động; kiểm soát xung đột lợi ích và trách nhiệm của người đứng đầu. Đồng thời, khuyến khích 3 đối tượng này và tất cả các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước ban hành và thực hiện các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đạo đức kinh doanh, ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng.
“Trong điều kiện hiện nay, để không ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh thì bước đầu áp dụng với khu vực ngoài Nhà nước là phù hợp”, Tổng Thanh tra nói.
Liên quan đến quy định về cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập, ông Lê Minh Khái nêu rõ, mục đích chính là giao thêm chức năng. Về nguyên tắc có cơ quan chuyên trách thì rất tốt. Nhưng hiện nay, trong điều kiện chủ trương của Đảng, QH, Chính phủ thì không thêm biên chế. Khi tính toán lại thấy, Thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ, ngành, tỉnh, thành có điều kiện, khả năng để thực hiện nhiệm vụ.
Tại hội nghị, có ĐBQH phát biểu, hoạt động thanh tra, kiểm toán còn để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh.
“Đây là điều đáng tiếc. Lãnh đạo chúng tôi kiên quyết phê phán, chống vấn đề này. Chúng tôi cũng đã thực hiện nhiều giải pháp. Các vị ĐBQH, dư luận xã hội nếu phát hiện những vấn đề này thì phản ánh cụ thể, chúng tôi sẽ cương quyết xử lý. Về lâu dài, chúng tôi sẽ xây dựng quy trình, quy chế làm việc, cũng như giáo dục, đào tạo cán bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ”, Tổng Thanh tra nhấn mạnh.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên