Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần nhìn thẳng vào điểm yếu để nâng cao hiệu quả tiếp dân, giải quyết KN, TC

Thứ sáu, 10/04/2015 - 08:01

(Thanh tra) - Nhìn thẳng vào thực trạng khiếu nại (KN), tố cáo (TC) của công dân để tìm tòi những giải pháp giải quyết phù hợp, trong đó không loại trừ việc thẳng thắn phê bình những đơn vị làm sai…

Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp

Đó là cái được lớn nhất trong gần chục hội nghị triển khai công tác tiếp công dân (TCD), giải quyết KN,TC mà Thanh tra Chính phủ (TTCP) tổ chức định kỳ từ năm 2012 đến nay - Trưởng ban TCD T.Ư Nguyễn Hồng Điệp khẳng định như vậy với phóng viên Báo Thanh tra trước thềm hội nghị triển khai công tác tiếp dân, giải quyết KN, TC năm 2015 khu vực phía Nam.

Chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng Thanh tra

+ Theo đánh giá của TTCP, tình hình KN, TC năm 2014 giảm so với năm 2013. Nguyên nhân của tình trạng này là gì thưa ông?

- Năm 2014, tình hình KN, TC của cả nước có xu hướng giảm so với năm 2013, số đoàn đông người lại có xu hướng tăng đặc biệt là ở các cấp cơ sở. Theo tôi, có những nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, chúng ta đã có một hành lang pháp lý khá đầy đủ để chấn chỉnh công tác tiếp dân, giải quyết KN, TC. Đó là Luật TCD, Nghị định, Thông tư và các quyết định hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, các địa phương đã thực hiện đúng theo chỉ đạo của TTCP theo Kế hoạch 934 của TTCP; Kế hoạch 39 của Trụ sở Ban TCD T.Ư; Kế hoạch 2062/KH-TTCP ngày 3/9/2014 của TTCP về việc phối hợp tổ chức TCD phục vụ Đại hội Đảng khóa XII. Đặc biệt, trong năm vừa qua, Tổng Thanh tra đã chỉ đạo ngành Thanh tra tăng cường kiểm tra, đôn đốc trách nhiệm TCD và giải quyết KN, TC của thủ trưởng các cấp tại địa phương.

Thứ hai, từ giữa năm 2014, lãnh đạo TTCP đã định kỳ TCD. Ngoài việc TCD tại Trụ sở, đã xin ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ và thực hiện việc TCD tại cơ sở cùng với lãnh đạo các địa phương. Tất cả các vụ việc đều được đưa ra các giải pháp giải quyết. Đây là các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài nên đã tạo niềm tin cho công dân.

Thứ ba, chính quyền các địa phương có các đoàn đông người thường xuyên liên hệ chặt chẽ với Ban TCD T.Ư. Đặc biệt, việc tiếp dân tại cơ sở thường xuyên có sự tham gia của lãnh đạo, cán bộ Ban TCD nên hạn chế đoàn công dân đông người kéo lên Trụ sở.

Thứ tư, các địa phương đã chủ động đối thoại tại cơ sở với các đoàn đông người và các khiếu kiện có nguy cơ phức tạp. Đó chính là mấu chốt dẫn đến đoàn đông người kéo lên T.Ư giảm.

Thứ năm, trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan địa phương và các cấp chính quyền tăng lên; thông tin các vụ việc được “online”, thường xuyên cập nhật; trên, dưới thống nhất trả lời cùng một kết quả. Từ đó, cán bộ tham gia tiếp dân thấy rõ được trách nhiệm hơn; năng lực của cán bộ TCD từ khi có có Luật TCD, Nghị định, Thông tư hướng dẫn cũng được nâng cao; kỹ năng đối thoại, vận động, thuyết phục đã chuyên nghiệp, bài bản hơn.

+ Người dân rất muốn biết kết quả việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của bộ trưởng và Tổng Thanh tra tại các buổi TCD theo luật định . Ông có thể cho biết kết quả này?

-  Tính đến nay, tất cả các vụ việc được Tổng TTCP, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiếp đều đã được giao đúng người đúng việc với phương án và thời gian giải quyết cụ thể. Ban TCD T.Ư cũng đã nhận được báo cáo của địa phương về một số vụ việc. Tuy nhiên, kết quả phản hồi các vụ việc các cấp, các ngành còn chậm, một số nơi thực hiện kết luận không nghiêm. Mặc dù đa phần các vụ việc đều phức tạp, bức xúc nhưng việc thực hiện cũng không kịp thời. Do vậy, Tổng Thanh tra tiếp tục giao Ban TCD kiểm tra, đôn đốc và chúng tôi sẽ sớm báo cáo Tổng Thanh tra kết quả cụ thể từng vụ việc.

+ Nguyên nhân của việc chậm trễ này là gì, thưa ông?

- Tôi cho rằng, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng chậm và thực hiện chưa nghiêm chỉ đạo của Tổng Thanh tra và Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Về khách quan, đây đều là các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; việc giải quyết cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng. Thậm chí, một số vụ việc khi kết thúc thanh tra liên ngành rồi như ở Đà Nẵng, An Giang… còn cần một lộ trình thực hiện nhất định mới có kết quả.

Tuy nhiên, còn có nguyên nhân chủ quan ở chính quyền một số địa phương không thực hiện; các cục, vụ quản lý địa bàn không  theo sát, đeo bám, đôn đốc, giám sát việc thực hiện; một số địa phương ngại khó, ngại va chạm nên kết quả không cao.

Bên cạnh đó, còn hiện tượng một số cơ quan T.Ư chuyển đơn cho địa phương và cho cả TTCP không đúng qui định, thể hiện việc người chuyển đơn không rà soát, không chịu xem, không chịu đọc, không hướng dẫn theo thông tư…

Đây chính là những điểm yếu cần nhìn thẳng để chấn chỉnh, sửa đổi nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết KN, TC.

Luật sư tư vấn miễn phí tại trụ sở tiếp dân

+ Dự kiến, tình hình KN, TC năm 2015 sẽ phức tạp. Xin ông cho biết một số giải pháp chính mà TTCP đã chủ động xây dựng?

- Ngay từ đầu năm 2015, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Tổng TTCP đã chỉ đạo tập trung tối đa trong các công tác tiếp dân và xử lý đơn thư. Gần đây nhất, Tổng Thanh tra đề nghị Ban Nội chính T.Ư chủ trì phối hợp cùng Uỷ ban Kiểm tra T.Ư, TTCP tổ chức các đoàn kiểm tra các Tỉnh ủy, Thành ủy, Ban Cán sự Đảng một số bộ, ngành T.Ư trong việc tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết KN, TC.

Bên cạnh việc duy trì thường xuyên công tác tiếp dân gắn liền với giải quyết KN, TC còn phải tập trung xử lý đơn thư, đặc biệt đối với các đơn thư KN, TC nặc danh hoặc mạo danh liên quan đến cán bộ trước, trong và sau khi diễn ra Đại hội Đảng các cấp. Phải tránh không để xảy ra tình trạng lợi dụng để TC nhưng cũng không bỏ lọt những cán bộ có hành vi vi phạm pháp luật như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc nhở khi đến thăm và làm việc tại TTCP. Cụ thể, đối với những đơn TC về cán bộ, kể cả nặc danh, mạo danh, khuyết danh mà kèm theo các tài liệu, bằng chứng, cơ quan tiếp nhận đơn cần xem xét nội dung đơn có thuộc cấp ủy quản lý hay không thì chuyển cho tổ chức Đảng hoặc ban kiểm tra Đảng ủy của đối tượng bị TC nắm tình hình về công tác quản lý cán bộ. Việc chuyển cho tổ chức Đảng bằng văn bản theo hình thức công khai để tránh việc tiêu cực. Và đây cũng là một điểm được dư luận quan tâm và đánh giá rất cao.

Năm nay, ngoài việc thực hiện công tác tiếp dân thường xuyên, Ban TCD T.Ư còn triển khai nhiều quy chế phối hợp nhất là quy chế phối hợp giữa 5 cơ quan gồm TTCP, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Luật gia, Hội Luật sư, Bộ Tư pháp và sẽ ký kết với Tòa án trong thời gian tới đây.

Vừa qua, tại phiên họp đầu tiên, Ban TCD T.Ư đã thống nhất sẽ báo cáo Tổng Thanh tra việc tư vấn miễn phí của luật sư theo qui định sẽ diễn ra tại Trụ sở Tiếp dân. Ở các địa phương, luật sư cũng tiến hành tư vẫn miễn phí cho công dân tại Trụ sở TCD địa phương. Ban TCD quán triệt việc 9 cơ quan tiếp dân tại Ban cùng chung một kết quả tiếp dân để hướng dẫn, trả lời cho công dân một cách thống nhất. Thậm chí, nhiều cơ quan sẽ cùng tiếp dân ngay tại Trụ sở.

Mặt khác, thực hiện chương trình phối hợp cùng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban đang phối hợp cùng T.Ư Mặt trận Tổ quốc lựa chọn các vụ việc đông người, phức tạp để tư vấn và TCD. Trước mắt, năm 2015, sẽ tiến hành giám sát KN liên quan đến chuyển đổi mô hình chợ và chuyển đổi mô hình nông, lâm trường quốc doanh.

+ Xin cảm ơn ông!

Đan Quế - Nguyên Dung

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm