Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 07/07/2015 - 06:45
(Thanh tra)- Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích người tố cáo. Nhưng vẫn rất cần cơ chế chặt chẽ để bảo vệ người tố cáo tham nhũng.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền cho rằng, phải quy trách nhiệm cho cơ quan tiếp nhận đơn TC tham nhũng nếu để lọt thông tin người TC tham nhũng ra ngoài. Ảnh: Thảo Nguyên
Khuyến khích thôi chưa đủ
Ông Takeshi Matsumoto, chuyên gia JICA chia sẻ, sự ủng hộ của người dân là một trong những yếu tố giúp thành công trong việc điều tra một số chính trị gia, quan chức cấp cao, thu hồi tài sản tham nhũng. Các nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản và ngay ở Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách để khuyến khích sự tham gia của người dân vào cuộc chiến chống tham nhũng.
Mới đây, Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ cũng ban hành thông tư liên tịch về mức độ khen thưởng cho những người TC tham nhũng. Theo đó, người nào TC tham nhũng giúp Nhà nước thu hồi tài sản có giá trị trên 600 lần mức lương cơ sở thì có thể được thưởng lên tới 3,45 tỉ đồng. Nhưng qua khảo sát cho thấy, người dân chưa nhiệt thành TC, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng vì lý do cơ bản sợ trả thù, sợ quyền lợi bị ảnh hưởng.
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân người dân còn chưa dám TC tham nhũng là do tham nhũng rất tinh vi, phức tạp để có chứng cứ không phải dễ. Hiện tượng bên ngoài rõ ràng có thể khẳng định là tham nhũng, nhưng để chứng minh được việc đó, các cơ quan chức năng phải vào cuộc xác định. Trong khi đó, đơn TC tham nhũng không phải lúc nào cũng được cơ quan chức năng xem xét một cách nhanh chóng.
“Khi một người TC việc gì đó, họ mong từng ngày, từng giờ, đơn thư của mình được giải quyết, nhưng chờ mãi không thấy hồi âm gì cả nên họ rất bức xúc, phần nào khiến họ chùn bước. Đặc biệt, luật quy định nếu nhận được đơn thì trong bao nhiêu ngày phải hồi âm, thụ lý, giải quyết, ra thông báo nhưng nhiều cơ quan cứ nhận đơn rồi để đó, không ai xem xét và không ai bị xử lý. Từ trước đến nay tôi chưa thấy ai bị xử lý vì không giải quyết đơn thư TC”, thanh tra viên cao cấp Nguyễn Sỹ Cương cho biết.
Quan trọng hơn, cơ chế bảo vệ người TC tham nhũng hiện nay còn khiến người dân chưa yên tâm. Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo cho biết, ở một số nước trên thế giới cơ chế bảo vệ người TC tham nhũng - nhân chứng của vụ án được thực hiện rất chặt chẽ, không chỉ với cá nhân họ mà bảo vệ cả gia đình họ cho đến khi vụ án kết thúc. Việt Nam chưa có điều kiện đó.
Phải quy trách nhiệm tiếp nhận đơn TC tham nhũng
Nhìn nhận cơ chế khuyến khích và bảo vệ người TC hoặc người làm chứng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong quá trình xử lý tội phạm tham nhũng. Theo nhiều chuyên gia, phải có những quy định cụ thể về đối tượng được bảo vệ, thời hạn bảo vệ, quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ… để giúp người TC hoặc làm chứng trong các vụ án tham nhũng yên tâm.
“Số tiền thưởng không là gì so với bảo vệ an toàn cuộc sống, tính mạng của người TC tham nhũng và gia đình họ. Cần phải có cơ chế hữu hiệu hơn và mạnh hơn nữa”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền nói. Tuy nhiên, đây là câu chuyện vô cùng khó khăn. Ông Quyền dẫn chứng, ở Mỹ đã có Luật Bảo vệ nhân chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không thực hiện được cho nên vẫn có những nhân chứng phải thay tên, đổi dạng, sống ở nơi này, nơi kia, thậm chí ở một quốc gia khác.
Một vấn đề khác được Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp lưu ý, hiện có quá nhiều đầu mối tiếp cận người TC tham nhũng, khiến người TC tham nhũng cảm thấy bất an và cho rằng thông tin có thể bị rò rỉ ra bên ngoài khiến tính mạng, sức khỏe của bản thân, gia đình bị đe dọa.
“Nên thu hẹp cơ quan tiếp nhận thông tin, đồng thời quy định trách nhiệm rất chặt chẽ các cơ quan đó trong việc bảo vệ thông tin người TC chống tham nhũng. Tốt nhất là giao cho công an và quy trách nhiệm cho công an trong việc bảo vệ người TC tham nhũng vì lực lượng này hoàn toàn có đủ năng lực, nghiệp vụ chuyên môn. Bên cạnh đó, phải quy trách nhiệm cho cơ quan tiếp nhận đơn TC tham nhũng. Anh nhận được thì anh phải giữ, nếu anh để lọt thông tin ra ngoài thì phải chịu trách nhiệm”, ông Nguyễn Đình Quyền nhấn mạnh.
Thậm chí, theo ông Nguyễn Sỹ Cương, với người TC tham nhũng phải có cơ chế bảo vệ ngay khi vừa TC xong chứ không chờ đến lúc xác định có tham nhũng rồi mới tiến hành bảo vệ vì khi đó có thể đã muộn rồi. “Trong nhiều trường hợp đối tượng bị TC sẽ tìm cách diệt khẩu ngay từ đầu, đó là mối đe dọa rất nguy hiểm đối với người TC tham nhũng”.
Ngoài ra, TC tham nhũng cần có một quy định riêng vì đây là TC rất đặc thù. Nếu thực hiện theo quy định thông thường thì không ai dám TC tham nhũng. “Tôi nghĩ trong những trường hợp nhất định, cần quy định không nhất thiết bắt buộc người TC tham nhũng phải công khai đứng ra làm chứng mà cần tăng cường bảo vệ danh tính cho họ”, ông Đinh Xuân Thảo nghĩ đó là cách tốt để người dân tham gia chống giặc nội xâm.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang và thủ trưởng các đơn vị quan tâm triển khai. Đặc biệt, hoạt động kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản luôn được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Cảnh Nhật
09:00 12/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, toàn ngành Thanh tra thành phố Hải Phòng đã triển khai 131 cuộc thanh tra hành chính tại 336 đơn vị. Qua đó, đã phát hiện sai phạm 37.964 triệu đồng.
Kim Thành
08:00 12/12/2024Lâm Ánh
07:00 12/12/2024Thu Huyền
06:00 12/12/2024Thu Huyền
20:04 11/12/2024Chính Bình
15:33 11/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh