Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 29/12/2020 - 06:00
(Thanh tra) - Là một trong những giải pháp tại Đề tài “Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL)” được Hội đồng Nghiệm thu cho là cơ sở để hoàn thiện chính sách, pháp luật. Điều này càng có ý nghĩa khi Thanh tra Chính phủ tiến hành sửa đổi Luật Thanh tra năm 2010.
Lý do bổ sung hoạt động thanh tra, kiểm tra ĐVSNCL vào Luật Thanh tra sửa đổi
Theo Ban Chủ nhiệm Đề tài, cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ trong các ĐVSNCL mới chỉ mang tính nguyên tắc, không có hướng dẫn cụ thể. Trên cơ sở quy định Điều 76, Luật Thanh tra năm 2010, Chính phủ đã có quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân… còn các cơ quan khác của Nhà nước, trong đó có các ĐVSNCL thì tổ chức thanh tra của các đơn vị này chưa được Chính phủ quy định cụ thể nên về tổ chức và hoạt động hiện nay thực hiện theo chỉ đạo của thủ trưởng ngành, cơ quan đó.
Mặt khác, pháp luật hiện hành cũng chưa định danh cụ thể tên gọi thống nhất của tổ chức thanh tra, kiểm tra trong các ĐVSNCL. Cơ cấu tổ chức cũng như nhân sự trong tổ chức cũng chưa có quy định khung phù hợp với từng loại hình, quy mô ĐVSNCL không có chức năng quản lý nhà nước nhưng thực hiện thanh tra hướng ra bên ngoài theo thẩm quyền; hay ĐVSNCL thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, có quy mô lớn và các ĐVSNCL khác.
Bên cạnh đó, pháp luật chưa phân định rõ ràng thẩm quyền, đối tượng, nội dung, phạm vi thanh tra và kiểm tra trong các ĐVSNCL. Quy định hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các ĐVSNCL mới chỉ rất chung chung; là thực hiện xem xét, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của người đứng đầu ĐVSNCL; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong nội bộ ĐVSNCL.
Ngoài ra, trình tự thực hiện một cuộc thanh tra, kiểm tra hiện nay được thực hiện theo Luật Thanh tra, các văn bản hướng dẫn và các quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của đoàn thanh tra, kiểm tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra do các ĐVSNCL ban hành. Tuy nhiên, chưa có quy định mang tính nguyên tắc áp dụng nên việc lựa chọn phương thức nào còn phụ thuộc vào sự tùy nghi của thủ trưởng dẫn đến khả năng tùy tiện trong quá trình áp dụng.
Ban Chủ nhiệm cho rằng, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế là do chưa có nhận thức thống nhất về tầm quan trọng của thiết chế thanh tra, kiểm tra trong các ĐVSNCL nên việc hiểu và vận dụng thanh tra, kiểm tra nội bộ còn mờ nhạt.
Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra trong các ĐVSNCL chưa có sự đồng bộ về tên gọi và quy mô, tổ chức và hoạt động cũng mang tính đặc thù của từng ngành, từng cơ quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ chung của ngành, cơ quan được giao, dẫn đến chưa có sự thống nhất về cơ cấu tổ chức và việc thực hiện các quy định pháp luật, quy trình về thanh tra trong quá trình hoạt động thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra.
Chưa có quy định pháp luật điều chỉnh riêng về nội dung, phạm vi thanh tra, kiểm tra của các ĐVSNCL hoặc có quy định thì vẫn còn nhiều bất cập. Tính chất của hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các ĐVSNCL mang tính nội bộ thường không lớn, ít nghiêm trọng nhưng vẫn áp dụng chung theo các quy định pháp luật thanh tra về kế hoạch, công bố quyết định, thời gian thanh tra, kết thúc thanh tra… nên chưa thực sự phù hợp, còn cứng nhắc, chưa linh hoạt.
Quy định thẩm quyền xử lý vi phạm của tổ chức thanh tra, kiểm tra trong ĐVSNCL chưa được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời do phụ thuộc vào sự chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng các ĐVSNCL nên các kết luận, kiến nghị cũng như việc tổ chức thực hiện các kết luận, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra còn phụ thuộc nhiều vào ý kiến chỉ đạo của thủ trưởng các ĐVSNCL dẫn đến chưa đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Chất lượng một số cuộc thanh tra, kiểm tra trong ĐVSNCL chưa cao. Do hoạt động còn phụ thuộc vào tình hình thực tế, điều kiện cho phép của đơn vị; nội dung các cuộc thanh tra, kiểm tra chủ yếu gắn với công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo nên việc chủ động đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm các cuộc thanh kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện vi phạm, chấn chỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ, chấp hành chính sách, pháp luật còn hạn chế.
Mặt khác, các ĐVSNCL hiện nay công tác thanh tra rất ít, chủ yếu thực hiện công tác kiểm tra, do vậy các phát hiện vi phạm chủ yếu qua công tác kiểm tra. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm mới chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện sai sót, kiến nghị thu hồi và kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật. Do vậy, việc xử lý các vi phạm qua thanh tra, kiểm tra chưa thực sự có tính răn đe, phòng ngừa đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm hoặc việc xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế của một số đơn vị còn chậm dẫn đến nhiều thiệt hại nghiêm trọng.
Cần phân nhóm các ĐVSNCL
Trong thời gian tới, để đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác thanh tra nói chung cũng như công tác thanh tra, kiểm tra trong ĐVSNCL nói riêng, trong Luật Thanh tra (sửa đổi) cần quy định mang tính nguyên tắc về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra trong ĐVSNCL theo hướng khẳng định được sự cần thiết, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thanh tra, kiểm tra trong ĐVSNCL. Trên cơ sở đó giao Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Theo Ban Chủ nhiệm, cần quy định phân nhóm các ĐVSNCL để phù hợp với thực tiễn hiện nay. Có những cơ quan, đơn vị không thực hiện quản lý Nhà nước nhưng cần thiết tổ chức cơ quan thanh tra để thực hiện thanh tra theo yêu cầu nhiệm vụ được giao. Ví dụ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hay Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước.
Các ĐVSNCL khác do Chính phủ thành lập thì có những quy định mang tính nguyên tắc để thành lập, nhằm giúp Thủ trưởng thực hiện nhiệm vụ thanh tra nội bộ và các nhiệm vụ khác như tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Cần có thêm các quy định mang tính nguyên tắc cho các ĐVSNCL còn lại, ở quy mô nhỏ hơn hay do các chủ thể khác thành lập, đó là dựa trên quy định của Luật Thanh tra mà có thể tổ chức hoạt động thanh tra theo yêu cầu của người đứng đầu ĐVSN, nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.
Trên cơ sở đó, có thể xem xét quy định một số nội dung trong Luật Thanh tra như: Tổ chức và hoạt động thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và tổ chức, hoạt động thanh tra nội bộ trong ĐVSN, doanh nghiệp khác.
Việc quy định ngay trong Luật Thanh tra sẽ khẳng định được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra trong ĐVSNCL. Trên cơ sở đó, nghị định của Chính phủ sẽ quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ trên cơ sở lựa chọn những nội dung đã được quy định cho cơ quan thanh tra nhà nước cho phù hợp với tính chất, đặc điểm và quy mô của ĐVSNCL…
Ban Chủ nhiệm cho biết, hiện nay, chức năng thanh tra chuyên ngành đã được giao cho một số cơ quan đặc thù không thực hiện chức năng quản lý nhà nước như: BHXH Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước. Theo đó, các viên chức trong các cơ quan này cũng được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Vì vậy cần nghiên cứu sửa đổi quy định để phù hợp với thực tế.
Xây dựng nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về tổ chức, hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các ĐVSNCL, hoặc bổ sung vào nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra.
Thái Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hà Tĩnh, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông năm 2024.
Hoàng Nam
21:38 22/11/2024(Thanh tra) - Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Truyền thống Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024), Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Tọa đàm “Gặp mặt Ngày Truyền thống Thanh tra Việt Nam 23/11”.
Phương Hiếu
21:36 22/11/2024Cảnh Nhật
21:31 22/11/2024Lê Hữu Chính
17:40 22/11/2024Lâm Ánh
15:43 22/11/2024Phương Hiếu
12:31 22/11/2024Nam Dũng
Hoàng Nam
Lâm Ánh
Phương Hiếu
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Trần Kiên
PV
PV
Thu Huyền
Văn Thanh