Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Hiếu
Chủ nhật, 22/01/2023 - 06:36
(Thanh tra) - Những năm qua, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ (TTCP) luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ của công tác cải cách hành chính (CCHC) góp phần hoàn thành kết quả chung của toàn ngành. Nhân dịp đầu Xuân Quý Mão, Phó Tổng TTCP Lê Sỹ Bảy, thành viên Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC TTCP đã có chia sẻ cụ thể hơn về công tác này.
Phó Tổng TTCP Lê Sỹ Bảy cho biết, tỷ lệ hồ sơ TTHC được giải quyết đạt 100%. Ảnh: LP
40 nhiệm vụ, 7 lĩnh vực CCHC
Năm 2022, kế hoạch công tác CCHC của TTCP xác định 40 nhiệm vụ trên 7 lĩnh vực CCHC cần thực hiện đó là: Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC; xây dựng, hoàn thiện thể chế; cải cách thủ tục hành chính (TTHC); cải cách tổ chức bộ máy; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Trên cơ sở đó, các đơn vị đã triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch gắn với các nhiệm vụ chuyên môn đảm bảo đúng tiến độ.
Cụ thể, trong tổ chức chỉ đạo, điều hành CCHC, lãnh đạo TTCP thường xuyên quán triệt, nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng các vụ, cục, đơn vị trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai kế hoạch, nhiệm vụ CCHC. Đồng thời, xác định CCHC phải tiến hành đồng bộ từ khâu xây dựng thể chế gắn với cải cách TTHC, tổ chức sắp xếp bộ máy theo vị trí việc làm, phát huy có hiệu quả nguồn lực con người và tài chính, ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Tập trung các nhiệm vụ nòng cốt: Hoàn thiện thể chế; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh cải cách TTHC; tạo chuyển biến tích cực trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, công khai, minh bạch; nâng cao trách nhiệm nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022.
Trong công tác kiểm tra CCHC, TTCP ban hành kế hoạch kiểm tra công tác CCHC tại các vụ, cục, đơn vị, tiến hành kiểm tra trực tiếp tại 6 đơn vị (chiếm 30%); và thực hiện kế hoạch kiểm tra của thành viên Ban Chỉ đạo CCHC trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại các địa phương: Hải Phòng, Bình Định, Bình Dương.
Công tác tuyên truyền, phổ biến về CCHC được TTCP thực hiện thường xuyên, đa dạng về phương pháp, trong đó lồng ghép vào công tác chuyên môn, tuyên truyền tại các cuộc họp của cơ quan, đơn vị, qua đó giúp cán bộ, công chức, viên chức nắm vững các nội dung cơ bản về CCHC.
Cổng thông tin điện tử của TTCP, trang thông tin điện tử của Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, Trường Cán bộ Thanh tra, Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra duy trì đăng tải đầy đủ các văn bản về CCHC của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ... Cập nhật các quy trình nội bộ, đăng tải tin, bài tuyên truyền CCHC của cơ quan, đơn vị.
Có 100% số TTHC phát sinh trong lĩnh vực tiếp công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của TTCP đã thực hiện việc tiếp nhận, trả kết quả tại bộ phận một cửa, được phê duyệt quy trình nội bộ và điện tử hóa. Tỷ lệ hồ sơ TTHC được giải quyết đạt 100%.
Bên cạnh đó, TTCP còn nghiên cứu và xây dựng mô hình tiếp công dân trực tuyến theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để hướng dẫn và phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức tiếp công dân trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tiếp công dân, đáp ứng trong điều kiện xã hội bình thường cũng như trong những thời điểm xã hội có thiên tai, địch họa và dịch bệnh.
TTCP đã ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin năm 2022; hoàn thành xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử, phiên bản 2.0; hoàn thành việc xây dựng phần mềm đăng ký và đặt lịch tiếp công dân tích hợp trên cổng thông tin điện tử TTCP (đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3); hoàn thành dự án “Xây dựng hệ thống báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng”.
Văn bản TTCP tiếp nhận đều được gửi lên phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp cho các vụ, cục, đơn vị có liên quan. Các văn bản đi cơ bản được gửi qua trục liên thông văn bản quốc gia (trừ các văn bản mật, tối mật). 100% các đơn vị thuộc TTCP đã sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp.
Lãnh đạo TTCP đã sử dụng chữ ký số đối với một số văn bản trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp gửi đến các bộ, ban, ngành theo Thông báo kết luận số 1298/TB-TTCP ngày 02/8/2019 về việc sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp.
CCHC là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết
Thực hiện kế hoạch công tác CCHC năm 2022, Ban Chỉ đạo CCHC của TTCP đã thành lập 2 tổ kiểm tra tiến hành kiểm tra trực tiếp tại 6 đơn vị thuộc TTCP. Qua kiểm tra công tác chỉ đạo điều hành và triển khai kế hoạch CCHC năm 2022 của TTCP cho thấy, về cơ bản các cục, vụ, đơn vị đều xác định CCHC là một trong những nhiệm vụ quan trọng và đã xây dựng kế hoạch CCHC riêng của đơn vị. Các nhiệm vụ trong kế hoạch của đơn vị đã bám sát Kế hoạch CCHC số 2337/KH-TTCP của TTCP trên 7 lĩnh vực trọng tâm.
Thủ trưởng các đơn vị đã giao 1 phó vụ trưởng phụ trách trực tiếp công tác CCHC để chỉ đạo triển khai kế hoạch CCHC của đơn vị, gắn trách nhiệm của lãnh đạo và từng công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ CCHC, đưa nội dung thực hiện CCHC vào sinh hoạt chuyên môn của đơn vị.
Các vụ, cục, đơn vị đã chủ động rà soát và ban hành các nội quy, quy chế của đơn vị phù hợp với các quy định của TTCP và cơ quan có thẩm quyền, nhất là các quy định liên quan đến chế độ chính sách, quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Công tác quản lý hành chính đạt hiệu quả. Việc chỉ đạo, xử lý các công việc của đơn vị thực hiện đúng các quy trình, thủ tục theo tiêu chuẩn chất lượng ISO TCVN 9001:2015. Các thông tin và các văn bản thông báo đều được đăng trên hệ điều hành Voffice và phần mềm Zalo nhóm để kịp thời thông tin đến toàn thể viên chức, người lao động.
Đa số công chức, viên chức, người lao động chấp hành nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, tuân thủ quy trình, quy chế công tác, tinh thần trách nhiệm, ý thức rèn luyện đạo đức, lối sống văn hóa, tư thế, tác phong, quan hệ giao tiếp ứng xử, ý thức phục vụ nhân dân được nâng lên rõ rệt.
Việc xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số cũng được các đơn vị từng bước đầu tư trang bị, nâng cấp để đáp ứng yêu cầu đổi mới, hiện đại hóa trong quản lý giải quyết TTHC. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của đơn vị đã có nhiều chuyển biến, việc sử dụng công nghệ thông tin trong việc chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận văn bản bước đầu được triển khai thực hiện, việc đào tạo, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin đã được quan tâm.
Việc gửi nhận văn bản trên trục liên thông đã được thực hiện thường xuyên. Một số cục, vụ, đơn vị đã triển khai phát hành văn bản điện tử, chữ ký số. Các phần mềm tiếp công dân, xử lý đơn thư, Voffice, Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo đã được sử dụng cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Tất cả các công chức, viên chức đã sử dụng hệ điều hành Voffice và hộp thư điện tử trong xử lý công việc.
Kết quả đạt được là vậy, song theo Phó Tổng TTCP Lê Sỹ Bảy, vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế như một số đơn vị chưa bám sát yêu cầu CCHC theo chức năng, nhiệm vụ; việc triển khai kế hoạch CCHC chưa quyết liệt, nhiều việc còn chậm so với kế hoạch đề ra, một số đơn vị chậm báo cáo về tiến độ thực hiện kế hoạch CCHC dẫn đến chất lượng chỉ đạo điều hành chưa thật sự đáp ứng yêu cầu.
Một số đơn vị chưa thực hiện chế độ thông tin báo cáo công tác CCHC theo quy định. Còn tình trạng gửi báo cáo CCHC chậm thời hạn quy định, nội dung báo cáo sơ sài, thiếu số liệu kiểm chứng.
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra đánh giá việc thực hiện
Phó Tổng TTCP Lê Sỹ Bảy cho biết, thời gian tới, cần tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo TTCP và thủ trưởng các vụ, cục, đơn vị đối với công tác CCHC, quan tâm đến chất lượng, hiệu quả. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, gắn trách nhiệm của thủ trưởng các vụ, cục, đơn vị trong việc triển khai nhiệm vụ CCHC.
Các cục, vụ, đơn vị thực hiện nhiệm vụ CCHC được giao theo kế hoạch; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ lãnh đạo TTCP giao để hạn chế sai sót và bảo đảm tiến độ thực hiện; báo cáo CCHC đầy đủ nội dung, đúng biểu mẫu, đúng thời hạn theo đúng quy định…
Tiếp tục rà soát, bố trí, sắp xếp công chức, viên chức, người lao động theo đúng đề án vị trí việc làm; thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm các quy định trong công tác cán bộ về quản lý, công chức, viên chức.
Ban hành các quy chế về tài chính, kế toán; tiếp tục thực hiện việc phân cấp, ủy quyền và tổ chức thực hiện trong quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng công nghệ thông tin, đấu thầu mua sắm và kiểm tra nội bộ tại TTCP theo quy định.
Xây dựng hệ thống trang thiết bị wifi tại trụ sở TTCP; nâng cao tỷ lệ phát hành văn bản điện tử và áp dụng chữ ký số.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hà Tĩnh, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông năm 2024.
Hoàng Nam
21:38 22/11/2024(Thanh tra) - Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Truyền thống Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024), Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Tọa đàm “Gặp mặt Ngày Truyền thống Thanh tra Việt Nam 23/11”.
Phương Hiếu
21:36 22/11/2024Cảnh Nhật
21:31 22/11/2024Lê Hữu Chính
17:40 22/11/2024Lâm Ánh
15:43 22/11/2024Phương Hiếu
12:31 22/11/2024Nam Dũng
Hoàng Nam
Lâm Ánh
Phương Hiếu
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Trần Kiên
PV
PV
Thu Huyền
Văn Thanh