Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 16/04/2014 - 09:02
(Thanh tra)- Đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều khu đô thị mới, khu cụm công nghiệp của tỉnh Long An đã từng bước hình thành và hoạt động có hiệu quả, hàng năm đã huy động được khá lớn nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước…
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một mặt nhiều địa phương thiếu công khai, minh bạch; mặt khác, chưa coi trọng công tác tuyên truyền, vận động nên xảy ra tình hình khiếu nại (KN), tố cáo (TC) rất phức tạp, đông người, kéo dài. Trong đó, KN,TC, tranh chấp về đất đai chiếm khoảng 80%...
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết KN,TC nói chung và giải pháp riêng đối với trường hợp KN vượt cấp, kéo dài, Phó Chánh Thanh tra tỉnh Long An Đỗ Hữu Thùy Dương đã đề xuất 10 nhóm giải pháp, Báo Thanh tra xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Một là, xác định công tác giải quyết KN,TC là một trong những công tác trọng tâm của cả hệ thống chính trị.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác giải quyết KN,TC; phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng; vai trò tham mưu trong việc tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết KN,TC của các ngành; vai trò giám sát của HĐND các cấp, Mặt trận Tổ quốc trên địa bàn. Đề cao vai trò vận động, thuyết phục của các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là của Hội Nông dân đối với hội viên của mình.
Hai là, các địa phương chủ động xem xét, phối hợp lực lượng và đề ra biện pháp để giải quyết dứt điểm các vụ việc KN vượt cấp, kéo dài.
Trong quá trình xem xét, giải quyết phải tổ chức đối thoại công khai, dân chủ với công dân để làm rõ nội dung vụ việc, phải xem xét đầy đủ các căn cứ pháp lý, tình hình thực tế của vụ việc để có biện pháp giải quyết dứt điểm; tiếp tục chủ động, kịp thời xử lý các vụ việc KN,TC, đặc biệt là các vụ việc đông người, gay gắt, phức tạp; tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng để xử lý kịp thời các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, vượt cấp (nhất là các điểm nóng).
Chú trọng việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết KN, quyết định xử lý TC đã có hiệu lực pháp luật. Hạn chế thấp nhất tỷ lệ dân tiếp khiếu. Quá trình thực hiện nếu phát hiện vi phạm pháp luật thì xử lý kịp thời, nghiêm minh, nếu có sai sót, bất hợp lý thì điều chỉnh sửa sai hoặc có phương án giải quyết phù hợp để bảo đảm quyền lợi của công dân, chấm dứt được KN,TC.
Ba là, các cấp chính quyền chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước thông qua thanh tra trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp không thực hiện việc giải quyết KN,TC của công dân hoặc giải quyết không đúng quy định của pháp luật. Từ đó có biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư KN,TC; các cấp chính quyền địa phương cần có biện pháp hữu hiệu và nâng cao trách nhiệm hơn nữa để giải quyết dứt điểm các KN,TC mới phát sinh ngay tại cơ sở, hạn chế tình trạng người dân KN,TC vượt cấp lên Trung ương.
Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước phải thường xuyên rà soát, nắm chắc tình hình KN,TC trong phạm vi quản lý của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị để giải quyết kịp thời, dứt điểm ngay từ nơi phát sinh vụ việc. Người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước phải tiếp công dân theo quy định. Chủ tịch UBND các cấp phải tăng cường đi cơ sở, tập trung giải quyết những vụ việc KN,TC đông người, phức tạp ngay từ lúc mới phát sinh.
Tiếp tục quan tâm rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; chủ động chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới; phát huy tối đa hiệu quả việc đối thoại, gặp gỡ, trao đổi với người KN,TC đặc biệt là đối với các vụ việc đông người, phức tạp, gay gắt.
Bốn là, khắc phục những mặt yếu kém, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng, tài chính công, thực hiện chính sách xã hội; thực hiện tốt chính sách bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư, giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi; thực hiện đúng các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng; giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa người có quyền sử dụng đất, Nhà nước và nhà đầu tư.
Năm là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về KN,TC để nâng cao hiểu biết pháp luật về KN,TC của cán bộ, nhân dân (tập trung ở cấp xã).
Bên cạnh đó, tăng cường thông tin, tuyên truyền về các vụ việc KN,TC cụ thể, đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và những biểu hiện lệch lạc trong lĩnh vực KN,TC.
Sáu là, quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức, đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết KN,TC theo hướng chuyên nghiệp, ổn định; chú trọng tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết KN,TC; đồng thời, tăng cường công tác quy hoạch, tuyển chọn cán bộ và có chính sách đãi ngộ thoả đáng, phù hợp với điều kiện đặc thù của công tác này.
Xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, những vụ việc tiêu cực, tham nhũng về đất đai của cán bộ, công chức
Bảy là, thực hiện mạnh mẽ cải cách hành chính.
Tăng cường hiệu quả trong việc giải quyết KN,TC thông qua việc đẩy mạnh đổi mới mô hình tiếp dân, xử lý đơn thư theo hướng đơn giản hoá thủ tục và chuẩn hóa các quy trình có liên quan theo hướng cải cách thủ tục hành chính.
Hiện đại hóa nền hành chính: Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO vào hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính Nhà nước: Tăng cường công tác quản lý, cập nhật, vận hành trang thông tin điện tử các cơ quan nhằm cung cấp thông tin và phục vụ cho công dân, cơ quan, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn trong lĩnh vực giải quyết KN,TC và đặc biệt là thông tin nhanh chóng kết quả giải quyết các đơn KN thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND các cấp. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thông tin tiếp dân, giải quyết KN,TC; nhân rộng và triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại UBND cấp huyện và các sở, ngành.
Thí điểm thực hiện các kênh thông tin 2 chiều giữa chính quyền và nhân dân gồm: Các cuộc tiếp xúc cử tri hoặc phương tiện truyền thông hiện đại như đối thoại trực tuyến trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tám là, phát huy vai trò của các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác hòa giải, tham gia làm người đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của người dân để cùng kiến nghị, xem xét, giải quyết những vấn đề thuộc lợi ích chính đáng của công dân.
Tăng cường việc giám sát của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể trong công tác giải quyết KN,TC.
Chín là, nâng cao vai trò cơ quan thanh tra các cấp.
Thanh tra các cấp phải thường xuyên đổi mới công tác tiếp dân, cải tiến quy trình giải quyết đơn thư phù hợp với đặc thù của địa phương, đồng thời phải là cơ quan tham mưu đắc lực cho UBND các cấp tháo gỡ những vụ việc phức tạp, hạn chế mức độ thấp nhất đơn thư vượt cấp khiếu kiện đông người.
Cơ quan thanh tra cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính cấp dưới trong công tác tiếp công dân, giải quyết KN,TC, kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém, xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức vi phạm...
Ngoài việc thanh tra, kiểm tra các nội dung theo quy định của pháp luật, các đoàn thanh tra cần phải chú trọng việc tuyên truyền, hướng dẫn các quy định của pháp luật, đặc biệt là tư duy áp dụng pháp luật cho cán bộ, lãnh đạo làm công tác tiếp dân, đặc biệt là nâng cao nhận thức trách nhiệm người đứng đầu.
Mười là, thực hiện mạnh mẽ cải cách công vụ công chức.
Hướng tới bảo đảm vì lợi ích lâu dài của Chính phủ và người dân, khuyến khích thông tin phản hồi từ công chúng, liên kết tốt hơn với các bên liên quan và trách nhiệm của công dân, nâng cao năng lực nguồn nhân lực trong nền công vụ để đạt những mục tiêu chiến lược phát triển bền vững…
Tạo điều kiện để công dân tham gia với chính quyền trong quá trình hoạch định chính sách và dịch vụ công; xây dựng và thực hiện phương pháp tiếp cận mới để cộng tác và tham vấn với người dân về các vấn đề chính sách và cung cấp dịch vụ công.
Tiến hành khảo sát sự hài lòng của công dân với các chương trình, dịch vụ và quy chế... để báo cáo cho chính quyền.
Năm qua, tình hình KN,TC của công dân trên địa bàn tỉnh Long An ổn định.
So với cùng kỳ lượng đơn giảm, với tỉ lệ 28,59%. Tuy nhiên, số vụ việc KN đông người kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm, có thể kể đến: 43 hộ, thuộc các huyện: Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Bến Lức, Cần Đước và TP Tân An, tập trung KN đông người, vượt cấp lên Trung ương rất nhiều lần.
Mặc dù UBND tỉnh, các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, TP đã tổ chức rước đưa về địa phương; đối thoại, tiếp xúc, giải thích nhiều lần nhưng các trường hợp KN này vẫn không đồng ý và tiếp tục KN kéo dài; vụ 82 hộ ở huyện Tân Trụ KN liên quan đến việc tái định cư Dự án khu công nghiệp An Nhựt Tân; 11 hộ dân ở huyện Cần Giuộc liên quan đến việc tái định cư dự án Cty Tân Phú Thịnh; 17 hộ dân xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa KN xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và 5 hộ dân ở Bến Lức KN về bồi thường...
Đỗ Hữu Thuỳ Dương
Phó Chánh Thanh tra tỉnh Long An
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang và thủ trưởng các đơn vị quan tâm triển khai. Đặc biệt, hoạt động kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản luôn được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Cảnh Nhật
09:00 12/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, toàn ngành Thanh tra thành phố Hải Phòng đã triển khai 131 cuộc thanh tra hành chính tại 336 đơn vị. Qua đó, đã phát hiện sai phạm 37.964 triệu đồng.
Kim Thành
08:00 12/12/2024Lâm Ánh
07:00 12/12/2024Thu Huyền
06:00 12/12/2024Thu Huyền
20:04 11/12/2024Chính Bình
15:33 11/12/2024PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn