Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ban Tiếp công dân cho thấy một hành lang pháp lý đồng bộ, đầy đủ

Thứ ba, 15/07/2014 - 10:04

(Thanh tra)- Là người nhiều năm trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC), Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh khẳng định: Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư là công đoạn quan trọng trong công tác giải quyết KN,TC, phản ánh kiến nghị của công dân. Đó là bước tiếp cận đầu tiên, là cầu nối để công dân thể hiện quyền KN,TC của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh trả lời phỏng vấn Báo Thanh tra. Ảnh: Nguyễn Dung

Thông qua việc tiếp công dân, các Ban Tiếp công dân từ T.Ư đến địa phương tổ chức tiếp nhận được các KN,TC, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến việc đảm bảo quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

Làm tốt công tác tiếp công dân là thể hiện bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Mặt khác, thông qua công tác tiếp công dân giúp cho Đảng và Nhà nước tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ thực tế, những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống, từ đó đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân.

Luật Tiếp công dân được Quốc hội khóa XIII thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2014; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết về một số điều của Luật Tiếp công dân. Điều đó thể hiện hoạt động tiếp công dân đã được cụ thể hóa thành luật là cơ sở pháp lý vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Mặt khác, theo quy định của Luật Tiếp công dân, Ban Tiếp công dân T.Ư đến địa phương được thành lập và đi vào hoạt động là một bước tiến quan trọng, đột phá trong công tác tiếp công dân từng bước nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tiếp công dân, góp phần giải quyết tốt các nội dung KN,TC, phản ánh, kiến nghị, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

+ Là người có nhiều suy nghĩ, trăn trở do từ trước đến nay các văn bản pháp luật quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động của Trụ sở, bộ phận làm công tác tiếp dân còn có sự khác nhau, thiếu thống nhất; nhiệm vụ, quyền hạn của Trụ sở Tiếp công dân, người phụ trách Trụ sở Tiếp công dân, cán bộ làm công tác tiếp công dân... chưa được quy định đầy đủ và rõ ràng, Phó Tổng Thanh tra có điều gì chia sẻ trước ngày ra mắt Ban Tiếp công dân T.Ư?

- Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh: Cũng như tâm trạng của nhiều cán bộ chuyên trách làm công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC, tôi thực sự vui mừng khi Luật Tiếp công dân được Quốc hội khóa XIII thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2014. Có thể nói, Luật Tiếp công dân đã quán triệt và cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tiếp công dân để đổi mới một cách toàn diện về tổ chức và hoạt động tiếp công dân nhằm thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ta. Luật Tiếp công dân đã góp phần giải quyết những bất cập đang đặt ra trong thực tiễn về công tác tiếp công dân; xây dựng cơ chế hữu hiệu, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền KN,TC, kiến nghị, phản ánh một cách đầy đủ, công khai và minh bạch; đề cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác tiếp công dân, gắn việc tiếp công dân với giải quyết KN,TC, kiến nghị, phản ánh.

Là cơ quan được giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực này, Thanh tra Chính phủ đã có nhiều hoạt động nhằm triển khai sâu rộng Luật Tiếp công dân vào thực tiễn, có thể kể đến như: Xây dựng và hoàn thiện sớm nghị định và các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Tiếp công dân; tổ chức tuyên truyền, phổ biến luật đến đông đảo quần chúng nhân dân; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tiếp dân các cấp. Thanh tra Chính phủ sẽ cụ thể hóa trách nhiệm và nghĩa vụ của Ban Tiếp công dân T.Ư từ khâu mô hình, cán bộ, kỹ năng và các điều kiện đảm bảo Ban thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả tốt.

+ Nhiều công dân kỳ vọng việc ra đời của Ban Tiếp công dân T.Ư sẽ giúp người dân rút ngắn con đường KN,TC của mình. Phó Tổng Thanh tra có thể chia sẻ về điều này?

- Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh: Cần phải khẳng định ngay rằng mọi hoạt động của Ban Tiếp công dân T.Ư không mới. Trước khi Luật Tiếp công dân được xây dựng, trong các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đều đã qui định khá rõ về họat động tiếp công dân. Tại Thông báo số 164 ngày 23/9/1989, Ban Bí thư cũng nêu cụ thể về việc tiếp công dân và bảo vệ Trụ sở Tiếp công dân của T.Ư Đảng và Nhà nước gồm đại diện các cơ quan: Văn phòng T.Ư Đảng, Uỷ ban Kiểm tra T.Ư, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng. Trụ sở do Thanh tra Chính phủ chủ trì thực hiện việc phối hợp các hoạt động tiếp công dân. Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân ban hành theo Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ được triển khai.

Gần đây nhất, thực hiện Nghị định 83/2012/NĐ-CP ngày 9/10/2012 của Chính phủ qui định về chức năng nhiệm của của Thanh tra Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ ký quyết định thành lập Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiếp công dân, xử lý đơn thư; phụ trách Trụ sở Tiếp công dân của T.Ư Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Luật Tiếp công dân tiếp tục khẳng định rằng Ban Tiếp công dân T.Ư thuộc Thanh tra Chính phủ, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các Trụ sở Tiếp công dân ở T.Ư.

Như vậy, với tên gọi mới, Ban Tiếp công dân T.Ư là đơn vị phụ trách Trụ sở Tiếp công dân ở T.Ư, giúp Đảng, Chủ tịch Nước, Chính phủ, Quốc hội lắng nghe, ghi nhận những nội dung KN,TC, kiến nghị, phản ánh của công dân trong phạm vi cả nước. Cùng với sự triển khai, hoạt động đồng bộ của Ban Tiếp công dân cấp huyện, cấp tỉnh, tôi tin rằng với các qui định cụ thể được luật hóa nói trên, Ban Tiếp công dân T.Ư sẽ góp phần tích cực, hiệu quả vào việc nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC.

+ Để làm được điều đó, Ban Tiếp công dân T.Ư cần sớm triển khai hoạt động nào, thưa Phó Tổng Thanh tra?

- Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh: Ngay sau lễ ra mắt, Ban Tiếp công dân T.Ư cần sớm ổn định về bộ máy tổ chức, tiếp tục làm tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư. Đặc biệt, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban cần phải bám sát các qui định của luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, nắm chắc các quy định pháp luật, thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, nâng cao văn hóa ứng xử khi tiếp, làm việc với công dân nhằm góp phần quan trọng vào việc hướng dẫn công dân hiểu và thực hiện đúng qui định của pháp luật. Qua đó, nâng cao hiệu quả của công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC.

Ban Tiếp công dân T.Ư có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở Tiếp công dân T.Ư hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc KN,TC, kiến nghị, phản ánh theo đúng trình tự, thủ tục, đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; chấp hành quyết định giải quyết KN, quyết định xử lý TC đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật; kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đối với đơn, vụ việc KN,TC, kiến nghị, phản ánh mà Ban Tiếp công dân T.Ư chuyển đến khi được Tổng Thanh tra Chính phủ giao…

Phối hợp với Bộ Công an, Công an TP Hà Nội, Công an TP Hồ Chí Minh bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân; xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật; phối hợp với cơ quan công an, UBND tỉnh, TP nơi phát sinh các vụ việc KN,TC, kiến nghị, phản ánh; vận động, thuyết phục và có biện pháp cần thiết đưa công dân trở về địa phương để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Ban Tiếp công dân T.Ư còn có nhiệm vụ tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn thư của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư.

Thay mặt Tổng Thanh tra Chính phủ tôi đề nghị Ban Tiếp công dân T.Ư bên cạnh việc thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình, còn là đầu mối quan trọng, phối hợp với các cục, vụ chức năng của Thanh tra Chính phủ để hướng dẫn các địa phương thành lập Ban Tiếp công dân các cấp, từng bước đi vào hoạt động đồng bộ, hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tiếp công dân, giải quyết KN,TC trên phạm vi cả nước. Kịp thời tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, TP các biện pháp tháo gỡ khó khăn, bất cập phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Luật Tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao hiệu quả tiếp công dân ở các cấp, ngay từ cơ sở, hạn chế việc khiếu kiện kéo dài, vượt cấp lên các cơ quan T.Ư.

+ Xin trân trọng cảm ơn Phó Tổng Thanh tra!

Thúy Nhài - Nguyễn Dung (Thực hiện)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

An Giang: Xử lý nghiêm các vi phạm ở lĩnh vực nông nghiệp

An Giang: Xử lý nghiêm các vi phạm ở lĩnh vực nông nghiệp

(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang và thủ trưởng các đơn vị quan tâm triển khai. Đặc biệt, hoạt động kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản luôn được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Cảnh Nhật

09:00 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm