Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam: Hoà giải hiệu quả góp phần bảo vệ hội viên

Hoàng Yến

Thứ hai, 10/01/2022 - 17:41

(Thanh tra) - Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam đã có báo cáo tổng kết công tác kiểm tra khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020, phương hướng, nhiệm vụ khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025, đề cập đến kết quả này.

Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thăm gian hàng Báo Thanh tra tại Hội báo Toàn quốc năm 2019. Ảnh minh họa: Báo Thanh tra

Xem xét, xử lý 30 trường hợp nhà báo, hội viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp

Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam là cơ quan kiểm tra giám sát chuyên trách của Hội, thực hiện các nhiệm vụ được ghi trong Điều lệ gồm: Kiểm tra hoạt động của các tổ chức Hội, kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Hội, nghị quyết, quy chế làm việc của Ban Chấp hành và các tổ chức trực thuộc Hội; kiểm tra tư cách hội viên trong việc thực hiện Điều lệ, nghị quyết của Hội, quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam; kiểm tra tài chính và các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức trực thuộc Hội; kiểm tra việc khen thưởng, thi hành kỷ luật ở các tổ chức Hội, giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại của các tổ chức, hội viên của công dân gửi đến cơ quan Hội.

Đại hội nhiệm kỳ X của Hội Nhà báo Việt Nam đã bầu Ban Chấp hành 55 thành viên. Ban Chấp hành đã bầu Ban Kiểm tra gồm 9 thành viên.

Tháng 10/2015, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ họp phiên thứ 2 bầu Trưởng ban Kiểm tra, kiện toàn Ban Kiểm tra gồm 1 Trưởng ban, là Uỷ viên Ban Thường vụ Hội hoạt động chuyên trách, 1 phó ban và 8 thành viên khác kiêm nhiệm, giữ cương vị lãnh đạo ở các cơ quan báo chí và Hội Nhà báo địa phương. Nhân sự bộ phận thường trực của Ban Kiểm tra gồm 1 trợ lý Ban Kiểm tra và 2 cán bộ. Trên cơ sở nhiệm vụ và địa bàn được phân công, các đồng chí uỷ viên đã chủ động trong công tác, trực tiếp chỉ đạo và xử lý các vụ việc trên địa bàn, lĩnh vực nên hiệu quả công tác kiểm tra có bước phát triển rõ nét.

Tính từ đầu nhiệm kỳ X đến nay, đã có 90 trường hợp nhà báo, hội viên, phóng viên vi phạm. Trong đó, 75 trường hợp vi phạm pháp luật, 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.

Hội đồng Xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo ở Trung ương và các địa phương, đơn vị đã xem xét, xử lý đối với 30 trường hợp vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam từ phê bình nhắc nhở đến khai trừ, thu hồi thẻ hội viên. Riêng năm 2020, có 3 trường hợp vi phạm pháp luật bị khai trừ và thu hồi Thẻ Hội viên.

Hội đồng Xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo các cấp cũng theo dõi, có kiến nghị kịp thời đối với các trường hợp nhà báo sử dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin sai sự thật, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Với quan điểm lấy “xây” để “chống” , thường trực hội đồng cấp Trung ương và cấp tỉnh đã ngăn chặn, trao đổi, đối thoại, nhắc nhở cho trên 300 trường hợp hội viên chưa thực hiện đúng đầy đủ quy trình tác nghiệp hoặc có phát ngôn chưa chuẩn xác trên mạng xã hội.

Việc ban hành và thực hiện 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam và Quy tắc Sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam… cũng như việc thành lập Hội đồng Xử lý vi phạm các cấp là cần thiết và phù hợp, vừa bảo vệ được hoạt động báo chí chân chính của hội viên, phóng viên, vừa ngăn chặn có hiệu quả hành động và việc làm tiêu cực trong hoạt động báo chí; giữ gìn uy tín báo chí trong công chúng.

Kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà báo, hội viên

Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam luôn kịp thời bày tỏ ý kiến và kiến nghị quyết liệt các cơ quan bảo vệ pháp luật điều tra, xử lý nghiêm minh các vụ việc cản trở quyền hành nghề hợp pháp của hội viên - nhà báo.

Ban đã trực tiếp gửi công văn can thiệp hơn 50 vụ, tham mưu lãnh đạo Hội ký hơn 30 công văn can thiệp đối với những vụ việc phức tạp.

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt và kịp thời, nhiều đối tượng cản trở xúc phạm nhà báo - hội viên đã phải xin lỗi, bị xử lý kỷ luật thích đáng...

Nhiều vụ các cơ quan chức năng đã khởi tố, bắt tạm giam các đối tượng như: Vụ hành hung phóng viên VTV tại Đà Nẵng, phóng viên Báo Điện tử Người đưa tin và phóng viên Tạp chí Luật sư tại TP Thái Bình, phóng viên Tạp chí Thương trường tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

Tăng cường công tác giám sát đối với các cấp Hội cơ sở

Nhằm phát huy vai trò trong công tác kiểm tra, Ban Kiểm tra luôn chủ động tích cực hướng về cơ sở, thực hiện tốt chức trách, góp phần nâng cao ý thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân của người làm báo Việt Nam.

Trong nhiệm kỳ qua, Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam đã kiểm tra, giám sát độc lập, thường xuyên ở hơn 100 tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam. Nội dung giám sát tập trung vào các vấn đề: Hoạt động của ban kiểm tra các cấp Hội; phát triển, quản lý hội viên; thực hiện đề án hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao…

Qua công tác giám sát, Ban Kiểm tra nắm bắt được tình hình chấp hành thực hiện Điều lệ Hội, quy định đạo đức nghề nghiệp; quy tắc sử dụng mạng xã hội cũng như tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của các cấp Hội, hội viên. Đồng thời, chỉ rõ những khó khăn vướng mắc và đề xuất, kiến nghị của các tổ chức Hội để lãnh đạo Hội có những chỉ đạo giải quyết kịp thời, góp phần vào việc đẩy mạnh các hoạt động Hội Nhà báo các cấp, giúp hội viên và các cơ quan báo chí, Hội Nhà báo các cấp hoạt động theo Luật Báo chí và tôn chỉ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, đặc biệt là thực hiện 10 điều quy định đạo đức người làm báo Việt Nam.

Tiếp nhận hàng trăm đơn thư liên quan đến nhà báo, hội viên

Từ đầu nhiệm kỳ X đến nay, Ban Kiểm tra đã tiếp nhận hàng trăm đơn thư liên quan đến nhà báo, hội viên. 100% đơn thư nói trên đều được nghiên cứu phân loại và xử lý, không có vụ việc nào tồn đọng hoặc khiếu nại đối với Hội Nhà báo Việt Nam. Trong đó, có hơn 150 đơn thư liên quan đến các vấn đề về việc quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; 55 đơn thư liên quan đến hội viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp; 180 đơn thư khiếu kiện về thông tin trên báo chí không chính xác đã chuyển đơn và ý kiến tới lãnh đạo đơn vị để xem xét, kiểm tra và làm rõ những nội dung nêu trong đơn thư để trả lời cho đương sự. Đồng thời, báo cáo giải trình khẳng định đúng sai về nội dung bài viết, hướng xử lý.

Ngoài ra, còn nhận được 170 đơn thư về các vụ việc không thuộc chức năng của Hội Nhà báo Việt Nam. Hội Nhà báo Việt Nam đã chuyển đơn tới các cơ quan chức năng để xử lý theo thẩm quyền.

Với quan điểm lấy “xây” để “chống”, Ban Kiểm tra đã tổ chức các cuộc hoà giải rất hiệu quả, góp phần bảo vệ hội viên một cách thiết thực.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

An Giang: Xử lý nghiêm các vi phạm ở lĩnh vực nông nghiệp

An Giang: Xử lý nghiêm các vi phạm ở lĩnh vực nông nghiệp

(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang và thủ trưởng các đơn vị quan tâm triển khai. Đặc biệt, hoạt động kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản luôn được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Cảnh Nhật

09:00 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm