Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

6 đoàn thanh tra về an toàn vệ sinh lao động

Thứ sáu, 20/04/2018 - 06:21

(Thanh tra)- Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), năm 2017 toàn quốc xảy ra gần 9.000 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), làm chết 982 người và bị thương 9.173 người.

Đáng lưu ý, trong số 10 địa phương có số người chết vì TNLĐ nhiều nhất năm 2017, TP Hồ Chí Minh đứng đầu với 122 vụ, 123 người chết, 306 người bị thương nặng. Tiếp theo đó là Hà Nội với 66 vụ TNLĐ có người chết, 66 người chết và 64 người bị thương nặng. 

Các tỉnh Bình Dương, Quảng Ninh, Phú Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Đồng Nai, Yên Bái, Thanh Hóa cũng được "điểm danh" trong nhóm địa phương có người chết vì TNLĐ nhiều nhất trong năm 2017.

Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều TNLĐ chết người trong khu vực có quan hệ lao động gồm: Lĩnh vực xây dựng chiếm 20,8% tổng số vụ tai nạn và 19,7% tổng số người chết; lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 9,2% tổng số vụ và 8,8% tổng số người chết; còn lại là các lĩnh vực khác như: Cơ khí, luyện kim, nông, lâm nghiệp, lĩnh vực dịch vụ...

Thiệt hại do TNLĐ xảy ra năm 2017 lên đến hơn 1.545 tỷ đồng. Cụ thể, số tiền trên gồm chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương... là 1.541 tỷ đồng; thiệt hại về tài sản là 4,8 tỷ đồng. Ngoài ra, còn gần 137 nghìn ngày nghỉ do TNLĐ của người lao động.

Ông Nguyễn Anh Thơ, Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐTB&XH) cho biết, các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra TNLĐ chết người do phía người sử dụng lao động chiếm 45,41%, do phía người lao động chiếm 20%, còn lại 34,59% là những nguyên nhân khác như: Khách quan khó tránh, nguyên nhân chưa kể đến, tai nạn giao thông, nguyên nhân TNLĐ do người khác. Trong khi đó, tỷ lệ báo cáo của các doanh nghiệp về tình hình TNLĐ rất thấp. Trong năm 2017, ước khoảng 5,4% doanh nghiệp báo cáo về tình hình TNLĐ, thấp hơn so với con số 9,5% của năm 2016. 

“Một trong những nguyên nhân là số doanh nghiệp thành lập mới nhiều. Không ít doanh nghiệp nhỏ chưa ý thức phải tuân thủ báo cáo về TNLĐ và cũng chưa được truyền thông đầy đủ về pháp luật an toàn vệ sinh lao động”, ông Thơ nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo Cục An toàn lao động, hiện nay, việc điều tra các vụ TNLĐ nghiêm trọng thuộc thẩm quyền của địa phương, trong đó có sự phối hợp của đoàn điều tra TNLĐ. Trong quá trình điều tra, nếu cơ quan chức năng phát hiện có dấu hiệu hình sự sẽ chuyển hồ sơ cho công an để xem xét khởi tố vụ án, việc khởi tố phụ thuộc thẩm quyền của cơ quan công an, viện kiểm sát. Tuy nhiên, trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, trách nhiệm trước hết thuộc về người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, bản thân người lao động cũng cần có ý thức về vấn đề này.

Bộ LĐTB&XH cho biết, năm 2018, với chủ đề “Chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế TNLĐ, bệnh nghề nghiệp”, Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động sẽ diễn ra trên phạm vi cả nước từ ngày 1/5 đến hết ngày 31/5. 

Trong khuôn khổ Tháng Hành động sẽ có nhiều hoạt động truyền thông nhằm cổ động, truyền thông nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động. Đặc biệt các hoạt động thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động sẽ được đẩy mạnh, tăng cường. Cụ thể: Bộ LĐTB&XH sẽ tổ chức 6 đoàn thanh tra tại 97 doanh nghiệp và 1 số công trình xây dựng về an toàn vệ sinh lao động. Bên cạnh là các hoạt động thăm hỏi doanh nghiệp và gia đình nạn nhân bị TNLĐ, hội thảo, đối thoại chuyên đề về an toàn vệ sinh lao động...

Ngọc Diệp

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm