Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xúi giục, ép buộc, lôi kéo người khác uống rượu bia sẽ bị phạt

Phương Anh

Thứ hai, 28/09/2020 - 17:06

(Thanh tra)- Ngày 28/9, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai một số văn bản pháp luật hướng dẫn Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, sáng nay (28/9), Chính phủ ban hành Nghị định số 117 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (thay thế Nghị định 176) trong đó có một phần các quy định liên quan đến xử phạt hành chính về phòng chống tác hại rượu, bia.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: PV

Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Nghị định 117 có hiệu lực từ ngày 15/11/2020 quy định rất rõ vi phạm cũng như trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu bia.

Điều 30 của Nghị định quy định: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia.

Phạt tiền từ 500 đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Uống rượu bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật (cơ sở y tế, cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc); xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống bia.

Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi: Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; ép buộc người khác uống rượu bia.

Tại Điều 31 của Nghị định quy định, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử không đáp ứng được một trong số các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 32 của Nghị định: Phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đồng đối với việc sử dụng người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc quảng cáo rượu bia...

Đặc biệt, tại Điều 34 của Nghị định quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Theo đó, sẽ phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức nếu không tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu bia trong cơ quan, tổ chức; không tổ chức thực hiện quy định không uống rượu bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức; không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu bia trong địa điểm không được uống, bán rượu, bia thuộc quyền quản lý điều hành...

Rượu bia là nguyên nhân tử vong hàng đầu do tai nạn giao thông ở Việt Nam. Ảnh: Internet

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trong giai đoạn vừa qua, ngành Y tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, trở thành một điểm sáng trong thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững, được quốc tế đánh giá cao.

Bên cạnh các thách thức truyền thống như bệnh truyền nhiễm, gánh nặng bệnh không lây nhiễm đang là trở ngại lớn cho ngành Y tế cũng như sự phát triển đất nước. Trong đó, sử dụng rượu bia là một trong những yếu tố nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mức tiêu thụ rượu, bia của người Việt Nam năm 2018 cao so với nhiều quốc gia trong khu vực. Ước tính trung bình mỗi người Việt Nam trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất trong một năm, nhiều hơn so với người Trung Quốc và cao gấp 4 lần so với người Singapore.

Sử dụng rượu, bia là thói quen tiêu dùng đã tồn tại lâu đời ở nhiều nước cũng như ở Việt Nam, được coi là phương tiện giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, việc gia tăng tiêu thụ rượu, bia như hiện nay đồng nghĩa với hao tổn nhiều về sức khỏe, tiền bạc và những hệ lụy khác do sử dụng rượu bia đem lại như: tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự,...

Theo WHO, rượu, bia đứng hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu và còn là nguyên nhân nhiều bệnh không lây nhiễm nguy hiểm khác.

Do những ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và gây ra các vấn đề xã hội nghiêm trọng nên rượu, bia là loại hàng hóa được hầu hết các quốc gia đưa vào kiểm soát chặt chẽ và không khuyến khích tiêu dùng”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Trước những tác hại to lớn của rượu, bia sức đối với sức khỏe cộng đồng và gây ra các vấn đề xã hội, rượu, bia là loại hàng hóa được hầu hết các quốc gia đưa vào kiểm soát chặt chẽ và không khuyến khích tiêu dùng.

Tại Việt Nam, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 với mục đích phòng, tránh, giảm thiểu các hậu quả về sức khỏe, xã hội và kinh tế do sử dụng rượu bia gây ra.

Trước đó, tại Nghị định 24/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia, có hiệu lực từ ngày 24/2/2020, các cảnh quay uống rượu, bia trên điện ảnh, phim truyền hình, sân khấu phải hạn chế.

Theo bà Trần Thị Trang, Vụ phó Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đây là nghị định nhằm góp phần hạn chế những cảnh rượu bia "vô thưởng vô phạt" trên màn ảnh vốn tác động đến tâm lý khán giả, nhất là độ tuổi vị thành niên. Nghị định này cũng sàng lọc, loại trừ những trường hợp nhà làm phim lạm dụng những cảnh này cho phim mình.

“Về cơ bản Nghị định 24 quy định các sản phẩm điện ảnh, sân khấu, phim truyền hình… không được thể hiện các hình ảnh rượu bia. Và trong các tác phẩm dành cho người dưới 18 tuổi quy định không dùng hình ảnh rượu bia, trừ trường hợp lên án phê phán hành vi này”, bà Trang cho biết.

Trong Nghị định số 24 của Chính phủ đã quy định thêm các địa điểm công cộng không được uống rượu bia so với Luật Phòng, chống tác hại rượu bia như cấm uống rượu bia tại công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực; nhà chờ xe buýt.

Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm