Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xử lý nghiêm minh trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra phá rừng

Vũ Linh

Thứ hai, 07/03/2022 - 13:18

(Thanh tra) - Ông Trần Đức Quận, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng vừa ký ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QLBV&PTR) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Trạm Kiểm lâm xã Lát tăng cường tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng. Ảnh: Vũ Linh

Trong những năm qua, thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy, cấp ủy, chính quyền các cấp và hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở có nhiều nỗ lực, cố gắng, thể hiện quyết tâm cao trong công tác QLBVR và đạt được những kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, công tác QLBV&PTR vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về rừng và đất lâm nghiệp; công tác quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập; tình trạng khai thác lâm sản trái phép, lấn chiếm, tranh chấp đất rừng còn phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự ở địa phương; chưa khai thác hiệu quả tiềm năng về du lịch sinh thái rừng gắn với QLBV&PTR; việc lấn chiếm, trồng cây nông nghiệp trên đất lâm nghiệp xảy ra ở nhiều địa phương…

Nguyên nhân tồn tại, hạn chế nêu trên chủ yếu do: Nhận thức, ý thức, trách nhiệm một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng, đơn vị chủ rừng, cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác QLBV&PTR chưa đầy đủ, sâu sắc; tinh thần trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước một số địa phương chưa cao; việc kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chính quyền các cấp, cơ quan chuyên môn chưa thường xuyên, liên tục, thiếu sâu sát.

Thậm chí có nơi, có lúc buông lỏng; sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng với chính quyền địa phương, đơn vị chủ rừng chưa kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả thấp; tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp ngày càng phức tạp, tinh vi; công tác tuyên truyền, vận động hiệu quả chưa cao; việc điều tra, xử lý vi phạm còn chậm, thiếu kiên quyết nên các vụ việc sai phạm để kéo dài, xử lý chưa dứt điểm và thiếu tính răn đe; chưa quyết liệt trong việc giải tỏa, thu hồi diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để khôi phục lại rừng…

Với quan điểm xác định công tác QLBV&PTR là trách nhiệm, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, thường xuyên, liên tục của cấp ủy, chính quyền các cấp, lực lượng kiểm lâm và đơn vị chủ rừng, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phải thường xuyên, liên tục, đảm bảo sát thực tiễn; mọi hành vi vi phạm quy định về QLBVR phải được kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh, kịp thời, theo quy định pháp luật…

Nghị quyết yêu cầu các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chú trọng xây dựng và triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời, hiệu quả chương trình, kế hoạch thông tin, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về công tác QLBVR, sử dụng tài nguyên rừng bền vững… đến tận thôn, buôn bằng nhiều hình thức, nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu và dễ thực hiện; hình thức, phương pháp phù hợp với từng đối tượng, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số để các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, chấp hành đúng quy định pháp luật.

Đồng thời, kịp thời đưa tin các đối tượng vi phạm quy định về QLBVR, thông tin xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng; biểu dương gương điển hình, người tốt, việc tốt trong công tác QLBV&PTR, nhằm tăng tính răn đe, giáo dục trong nhân dân.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác QLBV&PTR, quản lý đất lâm nghiệp; trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển, tập trung nguồn lực đầu tư.

Chỉ đạo thực hiện nghiêm trách nhiệm chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã trong việc quản lý tài nguyên rừng, đất đai, khoáng sản…

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác điều tra, xử lý đối với những hành vi vi phạm, truy tố đối với vụ án về rừng, môi trường; không có “vùng cấm”. Hằng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra về QLBVR. Lãnh đạo tỉnh đi kiểm tra rừng ít nhất 01 lần/tháng; bí thư, chủ tịch UBND huyện/thành phố; bí thư, chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn) đi kiểm tra rừng, dự án có rừng ít nhất 02 lần/tháng để nắm bắt tình hình, chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc và xử lý vi phạm; từ đó tạo sự chuyển biến, làm giảm mạnh, tiến tới chấm dứt tình trạng vi phạm về rừng, đất lâm nghiệp. Hàng tuần, có báo cáo về công tác QLBVR, số liệu cập nhật hàng ngày…

Bên cạnh đó, xử lý nghiêm minh trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã; xử lý bằng hình thức giáng chức và điều chuyển công tác đối với hạt trưởng kiểm lâm, giám đốc/thủ trưởng đơn vị quản lý rừng thuộc Nhà nước khi để xảy ra tình trạng phát rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp nghiêm trọng, kéo dài trên địa bàn quản lý; xử lý, đưa ra khỏi ngành những cán bộ, công chức thoái hoá, biến chất, bao che, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm… gắn với công tác thi đua khen thưởng hằng năm đối với tổ chức, cá nhân.

Chuyển cơ quan cảnh sát điều tra, xử lý nếu tổ chức, cá nhân có dấu hiệu tiếp tay, bao che, dung túng cho các đối tượng vi phạm, với tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm