Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xử lý hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Thanh tra Chính phủ

Thái Hải

Thứ sáu, 17/12/2021 - 22:47

(Thanh tra) - Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) vừa tổ chức hội thảo lấy ý kiến nhằm hoàn thiện nội dung nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ: “Xử lý hành vi vi phạm hành chính (VPHC) trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước (QLNN) của Thanh tra Chính phủ” do TS.Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện CL&KHTT làm chủ nhiệm.

TS.Nguyễn Quốc Văn trình bày kế quả nghiên cứu đề tài. Ảnh: TH

Theo TS. Nguyễn Quốc Văn, pháp luật hiện hành không quy định về thẩm quyền xử lý VPHC theo nghĩa rộng mà chỉ quy định thẩm quyền xử lý VPHC theo nghĩa hẹp, bao gồm thẩm quyền xử phạt VPHC, thẩm quyền áp dụng các “biện pháp xử lý hành chính” và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Luật Xử lý VPHC năm 2012.

Tuy nhiên, thẩm quyền xử phạt VPHC và thẩm quyền áp dụng các “biện pháp xử lý hành chính” phải được quy định trong luật; các nghị định của Chính phủ về xử phạt VPHC chỉ có thể quy định về “thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với VPHC trong từng lĩnh vực QLNN”. Nghĩa là Chính phủ có trách nhiệm cụ thể hóa quy định của luật về thẩm quyền xử phạt VPHC, áp dụng các “biện pháp xử lý hành chính” và biện pháp khắc phục hậu quả.

Ngoài ra, về thẩm quyền của lực lượng thanh tra trong xử lý VPHC, Luật Xử lý VPHC năm 2012 mới tập trung quy định thẩm quyền của thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, chánh thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, chánh thanh tra sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan QLNN được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Điều dễ nhận thấy là ngoài chánh thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, chánh thanh tra sở và thanh tra viên là các chủ thể thuộc hệ thống thanh tra Nhà nước thì hầu hết các chủ thể nói trên đều không thuộc hệ thống cơ quan thanh tra Nhà nước theo cấp hành chính mà thuộc các cơ quan QLNN khác được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Chính vì vậy, mục đích của hội thảo này chính là nhằm thống nhất khái niệm VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực QLNN của Thanh tra Chính phủ;  thống nhất đánh giá thực trạng pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực QLNN của Thanh tra Chính phủ và phương hướng hoàn thiện.

Cho ý kiến vào nội dung nghiên cứu của đề tài, ông Vũ Minh Lượng, nguyên Chánh Thanh tra tỉnh Nam Định, cho rằng, mặc dù cơ sở pháp lý cho hoạt động này cơ bản đã đầy đủ (Luật Phòng chống tham nhũng và nghị định hướng dẫn thi hành; Nghị định số 124/2020/NĐ-CP; Nghị định số 31/2019/NĐ-CP...). Tuy nhiên, gần như chưa xử lý được trường hợp trong thực tế do thiếu các chế tài về xử lý trường hợp đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có hành vi vi phạm; thiếu quy định về quyền xử phạt VPHC của các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính khi tiến hành thanh tra đối với các đối tượng có vi phạm pháp luật chuyên ngành.

Ngoài ra, quy định về quyền xử phạt VPHC thiếu thống nhất trong các văn bản. Trên thực tế không ít trường hợp, đối tượng thanh tra cố tình tìm lý do để không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không kịp thời, không chính xác thông tin, tài liệu làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thanh tra. Trong khi đó thiếu chế tài để xử lý các hành vi vi phạm này...

Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay chính là cần tăng thẩm quyền cho cơ quan thanh tra và thủ trưởng cơ quan thanh tra trong việc chủ động ra quyết định thanh tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra. Đặc biệt, cần ban hành một Nghị định về xử lý VPHC trong lĩnh vực thanh tra, trong đó có chế tài xử lý đối tượng thanh tra, tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu, kết luận, quyết định về thanh tra, vi phạm pháp luật về thanh tra.

Còn ông Nguyễn Văn Quân, Thanh tra Bộ Công thương cho biết, hiện nay người tiến hành thanh tra gặp không ít khó khăn, nhất là khi gặp hành vi cản trở, chống đối của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Vì chưa có quy định về xử phạt VPHC trong các lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN của các cơ quan thanh tra Nhà nước, do vậy nhiều hành vi vi phạm phát hiện qua thanh tra không có cơ sở để xử lý đối với người vi phạm, hành vi vi phạm hoặc quá thời hiệu xử lý.

Theo TS. Trần Văn Long, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, các nội dung nghiên cứu của đề tài rất khoa học, tiếp cận bao quát, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đề ra.

Tuy nhiên, tại Chương 1 cần luận giải rõ tại sao cần thiết phải ban hành Nghị định về xử lý VPHC trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng hiện nay.

Chương 2, cần có sự so sánh việc xử lý VPHC với một số lĩnh vực khác như: giữa thanh tra với kiểm toán nhằm nhận diện rõ hơn về yêu cầu hoàn thiện quy phạm về xử lý VPHC của Thanh tra Chính chủ hiện nay. Bên cạnh đó, đối với mỗi nhóm chủ thể (nhóm không phải là cán bộ công chức, nhóm đối tượng có liên quan) cần nhận diện các hành vi cụ thể trong xử lý VPHC ở góc độ QLNN nhằm bổ sung chế tài đối với các nhóm hành vi VPHC.

Về tên nghị định, hiện nay có hai luồng quan điểm khác nhau: (1) Nghị định xử phạt VPHC trong lĩnh vực thanh tra, khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; (2) Nghị định xử  lý phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra, khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.

Kết thúc hội thảo, cảm ơn ý kiến góp ý của các đại biểu tham dự, TS. Văn nhấn mạnh đây chính là cơ sở quan trọng giúp cho Ban Chủ nhiệm hoàn thiện nội dung nghiên cứu của đề tài.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đề tài “Đổi mới tổ chức hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam” được xếp loại xuất sắc

Đề tài “Đổi mới tổ chức hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam” được xếp loại xuất sắc

(Thanh tra) - Đề tài cấp bộ “Đổi mới tổ chức hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam” do ThS Dương Văn Huế, Phó Chánh Văn phòng, Thanh tra Chính phủ làm Chủ nhiệm được Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ nghiệm thu với kết quả xuất sắc vào ngày 22/11.

15:37 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm