Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ tư, 06/07/2022 - 12:16
(Thanh tra) - Đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là một công việc quan trọng nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức sau khi được bồi dưỡng.
Ngày 5/7, Viện Khoa học tổ chức Nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức Hội thảo góp ý “Xây dựng bộ công cụ đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức”.
Phát biểu tại hội thảo, TS Nguyễn Ngọc Vân, Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức Nhà nước cho biết, đo lường, đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là một việc rất khó, bởi chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào, quá trình bồi dưỡng và được thể hiện ở kiến thức, kỹ năng, thái độ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức sau quá trình bồi dưỡng.
Thời gian qua, việc đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đã được thể chế hóa thành văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện từ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (thay thế Nghị định số 18/2010/NĐ-CP). Bộ công cụ để thực hiện việc này đã được Bộ Nội vụ xây dựng, hướng dẫn thực hiện tại Công văn số 4524/BNV-ĐT ngày 27/10/2014 và hiện nay là tại Thông tư số 10/2017/TT-BNV ban hành ngày 29/12/2017.
Theo TS Nguyễn Ngọc Vân, các bộ công cụ đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được sử dụng đã khẳng định vai trò quan trọng, cung cấp nhiều thông tin khách quan cho các cơ quan quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, giúp đưa ra các kiến nghị, đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém về chất lượng chương trình, chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, chất lượng khóa đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học viên, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, bộ công cụ đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải sớm sửa đổi, khắc phục.
Chia sẻ tại hội thảo về thực trạng pháp luật đánh giá chất lượng bồi dưỡng, ông Nguyễn Đức Nghĩa, Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Nội vụ, cho rằng, đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng không phải là vấn đề mới đối với Việt Nam và thế giới. Hoạt động này luôn được quan tâm nhằm bảo đảm cho việc dạy và học không ngừng được đổi mới, nâng cao chất lượng thông qua khắc phục các hạn chế, bất cập của công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Trên cơ sở đó, ông Nguyễn Đức Nghĩa đề xuất có thay đổi đối tượng, phạm vi, mục tiêu, công cụ đánh giá, với các giải pháp như: Mở rộng quyền tham gia giảng dạy của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu (nhà nước và tư nhân) đối với các nội dung về kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm dành cho cán bộ, công chức, viên chức; trao quyền cho cán bộ, công chức, viên chức trong lựa chọn cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu có uy tín, chất lượng cung cấp các khóa, các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm của mình; công tác cán bộ hay công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức chuyển dứt khoát từ mô hình chức nghiệp sang mô hình vị trí việc làm…
Tại hội thảo, TS Nguyễn Hải Thập, nguyên Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề xuất quan tâm đến chương trình bồi dưỡng phù hợp với chức danh vị trí việc làm, mỗi chuyên đề sẽ hình thành năng lực nào đó trong chức danh nghề nghiệp, do đó, cần có hướng dẫn chi tiết về đánh giá chương trình bồi dưỡng.
“Nếu chỉ nói về trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ thì chưa đủ điều kiện mà còn phải đánh giá tiêu chí về năng lực giảng viên, do đó cần có tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên”, TS Nguyễn Hải Thập cho biết.
Đối với kết quả bồi dưỡng, TS Nguyễn Hải Thập cho rằng, cần tham khảo cách đánh giá năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần áp dụng công nghệ để con người không thể can thiệp vào việc đánh giá; xây dựng ngân hàng đề thi, chấm thi bằng công nghệ, đây là mới là cái quan trọng nhất để đánh giá kết quả bồi dưỡng.
Nhân dịp này, TS Nguyễn Hải Thập đề xuất Bộ Nội vụ nên có bộ phận chuyên trách kiểm định chất lượng bồi dưỡng, các Sở Nội vụ cũng có bộ phận chuyên trách; đồng thời, hình thành mạng lưới kiểm định chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng một cách khách quan. Cùng với đó, cần có chế tài cụ thể, nếu kiểm định đạt chất lượng thì để tồn tại cơ sở bồi dưỡng, nếu không đạt thì cần xóa bỏ.
Tại hội thảo, các ý kiến góp ý đều thống nhất xây dựng bộ công cụ bảo đảm các tiêu chí đơn giản, linh hoạt, dễ thực hiện; các cấp độ đánh giá, đối tượng đánh giá; xây dựng phần mềm đánh giá… Đây là cơ sở để các đơn vị nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo thông tư thay thế Thông tư số 10/2017/TT-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, “lợi ích nhóm” trong công tác xây dựng pháp luật.
Hải Hà
16:27 20/11/2024(Thanh tra) - Đó là phát biểu của Hoà thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Học viên Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, khi bàn về Luật Giáo dục, nhân ngày 20/11- Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Trà Vân
16:21 20/11/2024Phương Anh
15:07 20/11/2024Thúy Hằng
14:06 20/11/2024Kim Thành
22:23 19/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng
Lê Phương
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Trần Kiên