Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trà Vinh: Thay thế kịp thời cán bộ yếu kém về năng lực, gây nhũng nhiễu, tiêu cực (2)

Chủ nhật, 05/03/2023 - 14:00

(Thanh tra) - Có chế tài xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Ngày 06/01, Thanh tra tỉnh Trà Vinh tổ chức hội nghị tổng kết công tác thanh tra năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Ảnh: Thanh Nhã/https://www.baotravinh.vn/

(Tiếp theo và hết)

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU TIẾT KIỆM, CLP

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về THTK, CLP

Căn cứ chương trình này, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện cụ thể các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm đối với từng lĩnh vực phụ trách; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thường xuyên; đưa kết quả thực hành tiết kiệm (THTK), chống lãng phí (CLP) là tiêu chí để đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình THTK, CLP này.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong THTK, CLP

a) Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về THTK, CLP bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Đăng tải, cập nhật kịp thời trên cổng thông tin điện tử tỉnh, trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật về THTK, CLP.

b) Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tin đại chúng trong công tác tuyên truyền, vận động về THTK, CLP thuộc phạm vi quản lý đạt hiệu quả.

c) Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình trong THTK, CLP; bảo vệ người cung cấp thông tin, phát hiện lãng phí theo thẩm quyền.

3. Tăng cường công tác tổ chức THTK, CLP trên các lĩnh vực, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực sau

a) Về quản lý ngân sách Nhà nước (NSNN)

Tổ chức điều hành dự toán NSNN chủ động, chặt chẽ, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách.

Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý chi thường xuyên, tăng cường đấu thầu, đặt hàng, khoán kinh phí, khuyến khích phân cấp, phân quyền, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng NSNN, gắn với tăng cường trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương và các đơn vị sử dụng NSNN, trách nhiệm cá nhân trong quản lý, sử dụng NSNN và các nguồn lực tài chính công.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai minh bạch việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của NSNN, nhất là đối với các lĩnh vực dễ phát sinh thất thoát, lãng phí.

b) Về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công

Tiếp tục tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện đúng quy định của pháp luật về đầu tư công, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ và rõ ràng cho hoạt động đầu tư công.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị dự án đầu tư, lựa chọn các tư vấn có năng lực, kinh nghiệm, tiềm lực thực sự, khắc phục tối đa tình trạng điều chỉnh dự án khi đang triển khai, gây mất thời gian và làm chậm tiến độ giải ngân vốn.

Đẩy mạnh công tác số hóa quy trình phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công, lập dự toán và công tác kế toán NSNN, quyết toán NSNN, quản lý, giám sát vốn đầu tư công; hiện đại hóa công tác quản lý vốn đầu tư công như kết nối thông tin, chương trình, báo cáo liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan liên quan.

Công khai, minh bạch thông tin và tăng cường giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án để thúc đẩy giải ngân vốn. Có chế tài xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực; kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công.

c) Về quản lý, sử dụng tài sản công

Tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công và khai thác Cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài sản công để từng bước cập nhật, quản lý thông tin của tất cả các tài sản công được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công; kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm.

d) Về quản lý tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là đối với đất đai

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc việc lập và giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dự báo, cảnh báo điều tra, đánh giá, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai và hội nhập quốc tế. Đẩy nhanh chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu hoàn thiện, kết nối liên thông hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia tập trung, thống nhất, trong đó có dữ liệu về quy hoạch quản lý cập nhật biến động đến từng thửa đất, công bố công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận thông tin dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật bằng các hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; rà soát, đánh giá đúng thực trạng các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất, đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; thực hiện có hiệu quả các giải pháp, biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm giải phóng nguồn lực đất đai, đẩy nhanh việc thực hiện dự án, đưa đất đai vào sử dụng có hiệu quả, phát huy nguồn lực đất đai.

đ) Về quản lý vốn, tài sản Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

Tăng cường công tác đánh giá xếp loại doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước theo quy định pháp luật. Đẩy mạnh thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công thành công ty cổ phần theo kế hoạch, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát vốn, tài sản Nhà nước.

e) Về tổ chức bộ máy, quản lý lao động, thời gian lao động

Rà soát các văn bản hiện hành, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong công tác tổ chức bộ máy, quản lý lao động, thời gian lao động, góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.

Công khai, minh bạch, dân chủ trong đề bạt, bổ nhiệm và tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức để thu hút người có năng lực, trình độ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

4. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về THTK, CLP

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP; thực hiện các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến THTK, CLP. Các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể (giao chỉ tiêu cụ thể) liên quan đến THTK, CLP trong đó chú trọng các nội dung sau:

a) Xây dựng kế hoạch và tập trung tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với những lĩnh vực, nội dung hoạt động dễ phát sinh thất thoát, lãng phí như:

Quản lý, sử dụng đất, trọng tâm là các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm sử dụng đất;

Tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư công;

Quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ;

Việc biên soạn và xuất bản tài liệu giáo dục địa phương.

b) Thủ trưởng các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra tại các đơn vị mình và chỉ đạo công tác kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị cấp dưới trực thuộc.

c) Đối với những vi phạm được phát hiện trong công tác thanh tra, kiểm tra, thủ trưởng đơn vị phải khắc phục, xử lý hoặc đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý dứt điểm. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra lãng phí. Thực hiện quyết liệt trong xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra để thu hồi tiền, tài sản Nhà nước bị chiếm đoạt, sử dụng sai quy định, lãng phí phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do tỉnh quản lý:

Căn cứ chương trình này, trong thời gian 30 ngày kể từ ngày ban hành, xây dựng, chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình THTK, CLP năm 2023 của cơ quan, đơn vị, địa phương mình và các đơn vị trực thuộc, trong đó, cần cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu CLP của cấp mình, ngành mình; xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm cũng như những giải pháp, biện pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra.

Xác định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi để xảy ra lãng phí tại cơ quan, đơn vị mình; trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện, kiểm tra, việc thực hiện kịp thời làm rõ lãng phí khi có thông tin phản ánh để xử lý kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi lãng phí thuộc phạm vi quản lý.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP năm 2023; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về THTK, CLP và việc thực hiện Chương trình THTK, CLP thuộc phạm vi quản lý.

Thực hiện công khai trong THTK, CLP, đặc biệt là công khai các hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí, nâng cao chất lượng và đổi mới cách thức đánh giá kết quả THTK, CLP đảm bảo so sánh một cách thực chất và minh bạch kết quả THTK, CLP giữa các cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả công tác này.

Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo đầy đủ, kịp thời về kết quả thực hiện Chương trình THTK, CLP của tỉnh; Chương trình THTK, CLP cụ thể của cơ quan, đơn vị, địa phương mình và đánh giá kết quả THTK, CLP trong chi thường xuyên theo quy định tại Thông tư số 129/2017/TT-BTC ngày 04/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, gửi về Sở Tài chính để tổng hợp (báo cáo năm trước ngày 25/01/2024; báo cáo đột xuất: theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền).

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra đảm bảo công bằng, ngăn ngừa tiêu cực ảnh hưởng đến kết quả thanh tra

Kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra đảm bảo công bằng, ngăn ngừa tiêu cực ảnh hưởng đến kết quả thanh tra

(Thanh tra) - Kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra góp phần đảm bảo tính tính công bằng, khách quan, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động thanh tra, ngăn ngừa các yếu tố tiêu cực có thể ảnh hưởng đến kết quả thanh tra, đảm bảo các kết quả thanh tra được thực hiện nghiêm túc, kịp thời và hiệu quả; đồng thời, ngăn ngừa tình trạng tái diễn các vi phạm, được đối tượng thanh tra chấp nhận, nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo cơ sở thực hiện kết luận, quyết định, kiến nghị xử lý về thanh tra.

Thái Hải

17:04 30/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm