Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

TP HCM: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động

Mai Mười

Thứ hai, 28/08/2023 - 21:56

(Thanh tra) - Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các công trình xây dựng; kiên quyết xử lý vi phạm, đình chỉ thi công đối với các nhà thầu không tuân thủ đúng các quy định về an toàn lao động trong công trình xây dựng.

TP HCM sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn. Ảnh: Mai Mười

Thông tin trên là một trong những nội dung quan trọng trong chỉ thị về tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động của UBND TP HCM.

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật An toàn, vệ sinh lao động, đồng thời khắc phục những hạn chế, tồn tại, từng bước đưa công tác quản lý trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động đi vào nề nếp và đúng quy định của pháp luật, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi yêu cầu người đứng đầu chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các công trình xây dựng. Trong đó, lưu ý đến các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ, các nhà thầu tư nhân không có pháp nhân; kiên quyết xử lý vi phạm, đình chỉ thi công đối với các nhà thầu không tuân thủ đúng các quy định về an toàn lao động trong công trình xây dựng.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành TP và UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức triển khai thực hiện có hiệu quả Luật An toàn, vệ sinh lao động, Nghị định số 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan; triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra, điều tra tai nạn lao động theo đúng quy định; nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường khả năng phân tích, dự báo, cập nhật kịp thời tình hình an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức tuyên truyền bằng các ấn phẩm chuyên đề chuyên sâu với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp nhằm phục vụ kịp thời, đáp ứng được các yêu cầu đề ra trong công tác chỉ đạo, điều hành của UBND TP và các cấp, các ngành.

Sở Y tế tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động trên địa bàn; tuyên truyền, vận động thực hiện tốt công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, đảm bảo môi trường lao động, điều kiện lao động cũng như các chế độ cho người lao động; tham mưu xây dựng các chế độ, chính sách vệ sinh lao động phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Ngoài ra, Sở Y tế tổ chức, phối hợp với UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức và các cơ quan liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn TP; kiên quyết xử lý đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở vi phạm nghiêm trọng về vệ sinh lao động.

Đối với các đơn vị, doanh nghiệp và người sử dụng lao động trên địa bàn, phân công người có đầy đủ chuyên môn, năng lực và có các chứng chỉ phù hợp quy định làm cán bộ giám sát an toàn theo đúng quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác an toàn, vệ sinh lao động tại công trình để đề ra biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy trước khi phân công công nhân làm việc.

Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và hướng dẫn những quy định biện pháp làm việc an toàn cho người lao động theo đúng quy định. Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động và có biện pháp kiểm tra, giám sát buộc người lao động sử dụng đúng và đầy đủ các phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân đã được cấp phát…

Đối với người lao động, chấp hành nghiêm các nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động. Tham dự các khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động để có thể nhận diện các nguy cơ, rủi ro, các yếu tố nguy hiểm, từ đó nâng cao ý thức phòng ngừa tai nạn lao động cho bản thân; kiên quyết từ chối làm việc khi các điều kiện an toàn lao động chưa được đảm bảo…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm