Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 25/05/2014 - 08:02
(Thanh tra) - Thanh tra trong CAND phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra, không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra… Đây là những nguyên tắc hoạt động được quy định tại Nghị định số 41/2014/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành về tổ chức và hoạt động thanh tra CAND.
Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh, Thứ trưởng Bộ Công an Đặng Văn Hiếu chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, công chức ngành CAND. Ảnh: Quỳnh Anh
Các cơ quan trong CAND được thanh tra
Trong phạm vi, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, cơ quan thanh tra trong CAND có trách nhiệm thực hiện và giúp cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.
Hoạt động thanh tra CAND có 3 hình thức là thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc thanh tra, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập đoàn thanh tra, tổ thanh tra hoặc cử cán bộ thanh tra tiến hành thanh tra độc lập để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.Ngày 20/6/2013, tại Hà Nội, khi làm việc với Bộ Công an về công tác thanh tra CAND 6 tháng đầu năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đã đề nghị thanh tra CAND tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thanh tra, tránh tràn lan, có trọng điểm, giải quyết dứt điểm từng vụ việc; đảm bảo khách quan, trung thực; tháo gỡ những khó khăn; xử lý, giải quyết hiệu quả các vụ việc.
Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ trường hợp kết luận thanh tra có nội dung thuộc bí mật nhà nước. Hình thức, thời hạn, phạm vi công khai kết luận thanh tra, kết luận thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện các kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; nếu không chấp hành thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Công an, thủ trưởng công an các đơn vị, địa phương trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kịp thời xử lý kết luận, kiến nghị thanh tra; ban hành quyết định xử lý về thanh tra; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; khắc phục kịp thời sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý.
Thời hạn thanh tra
Cuộc thanh tra hành chính do đoàn thanh tra của Bộ Công an tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày.
Cuộc thanh tra hành chính do Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Công an tỉnh, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.
Cuộc thanh tra hành chính do vụ, cục, viện, học viện, nhà trường CAND, Công an huyện ở nơi không có tổ chức thanh tra tiến hành thời hạn không quá 20 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày.
Thời hạn cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. Việc kéo dài thời hạn do người ra quyết định thanh tra quyết định bằng văn bản và thông báo cho đối tượng thanh tra biết trước thời gian kéo dài ít nhất 5 ngày.
Trong quá trình thanh tra hoặc khi kết thúc thanh tra nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm, người ra quyết định thanh tra phải chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra có thẩm quyền và thông báo bằng văn bản đến Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 Nghị định 86/2011/NĐ-CP. Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 60 Luật Thanh tra và Điều 44 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2014 và thay thế nghị định số 63/2006/NĐ-CP.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.
Thái Hải
12:16 12/12/2024(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng
Đông Hà