Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Thanh
Thứ tư, 04/10/2023 - 15:39
(Thanh tra) - Tại Hội thảo khoa học "Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ) trong giai đoạn hiện nay" được Ủy ban Trưng ương (UBTƯ) Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức sáng nay (4/10), các đại biểu tham dự đã tập trung đánh giá thực trạng, chỉ ra những tồn tại, hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng hoạt động của Ban GSĐTCCĐ.
Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh; GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật, UBTƯ MTTQ Việt Nam chủ trì hội nghị. Ảnh: Tiến Đạt
Nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với mọi hoạt động cộng đồng
Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, thời gian qua nhiều văn kiện của Đảng đã đề cập đến quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của chính quyền; việc kiểm soát quyền lực Nhà nước có kiểm soát từ bên trong bộ máy Nhà nước và kiểm soát quyền lực từ bên ngoài, trong đó kiểm soát quyền lực từ bên ngoài không thể thiếu chủ thể là nhân dân.
Thể chế hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định trực tiếp hoặc liên quan đến quyền giám sát của nhân dân như Luật Thanh tra; Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (nay là Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở); Luật MTTQ Việt Nam và các văn bản pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
“Đây là tiền đề quan trọng để nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân”, bà Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh.
Một trong những hình thức giám sát cơ bản của MTTQ Việt Nam là giám sát thông qua hoạt động của Ban GSĐTCCĐ; thực hiện có hiệu quả phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng"; tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc.
Vì vậy, cần có sự đánh giá tổng thể về thực trạng và nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra các giải pháp khả thi nâng cao chất lượng Ban GSĐTCCĐ đáp ứng yêu cầu tình hình mới, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát của MTTQ Việt Nam.
Cần đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân
Ông Đỗ Duy Thường, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật UBTƯ MTTQ Việt Nam kiến nghị cần đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong Chiến lược Phát triển đất nước trong giai đoạn mới, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ủy ban MTTQ các cấp từ Trung ương đến cơ sở cần tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về vai trò chủ thể nhân dân giám sát đầu tư thông qua Ban GSĐTCCĐ ở xã, phương, thị trấn.
Cán bộ Mặt trận cấp xã và các thành viên Ban GSĐTCCĐ cần nhận thức sâu sắc quyền và trách nhiệm trước nhân dân, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, nâng cao bản lĩnh chính trị "dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm" để hoàn thành tốt nhiệm vụ, ông Đỗ Duy Thường nhấn mạnh.
Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Hà Nội Phạm Ngọc Thảo cho rằng, cấp ủy Đảng cần quan tâm phối hợp với MTTQ giúp về chuẩn bị nhân sự, giới thiệu họp nhân dân để bầu đủ, bầu đúng người vào Ban GSĐTCCĐ, đưa hoạt động của ban vào hoạt động của HĐND, UBND cấp xã, tạo điều kiện để ban hoạt động hiệu quả.
Ông Phạm Ngọc Thảo đề nghị, các cơ quan Trung ương, TP... cùng các chủ đầu tư cần thực sự ý thức được trách nhiệm của mình, phối hợp tốt với chính quyền, MTTQ cấp xã khi triển khai các dự án tại cơ sở trong phối hợp thực hiện, giải quyết kịp thời các kiến nghị.
Lựa chọn các thành viên Ban GSĐTCCĐ ở cơ sở cần đảm bảo về sự uy tín
Ông Hoàng Như Huyên, đại diện Ủy ban MTTQ phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết, từ năm 2018 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ phường Cửa Nam đã ban hành quyết định thành lập 12 Ban GSĐTCCĐ.
Khi phát hiện có vi phạm trong quá trình giám sát các dự án trên địa bàn phường, Ban GSĐTCCĐ đã kịp thời phản ánh với lãnh đạo chính quyền phường cho dừng thi công, dỡ bỏ những đoạn đã làm sai và thi công lại đúng với yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, ông Hoàng Như Huyên cho biết thêm.
Bà Đỗ Cẩm Thục, đại diện Ủy ban MTTQ phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cũng có nhận định, hoạt động của Ban GSĐTCCĐ đã mang lại hiệu quả thiết thực, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm trong quá trình triển khai thi công các dự án.
Tuy nhiên, hoạt động của Ban GSĐTCCĐ vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc như các thành viên Ban GSĐTCCĐ hầu hết tuổi đã cao, nhiệm vụ chuyên môn đôi khi còn hạn chế.
Vì vậy, theo bà Thục, công tác lựa chọn các thành viên Ban GSĐTCCĐ ở cơ sở cần đảm bảo về sự uy tín, có kinh nghiệm, am hiểu về chuyên môn và biện pháp xử lý tình huống thực tế. Đồng thời, các thành viên Ban GSĐTCCĐ cần được tập huấn và cung cấp đủ tài liệu hướng dẫn cụ thể nghiệp vụ chuyên môn về giám sát đầu tư của cộng đồng.
Trách nhiệm của MTTQ Việt Nam giúp nhân dân thực sự phát huy được quyền làm chủ
Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh khẳng định, Hội thảo khoa học "Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động Ban GSĐTCCĐ trong giai đoạn hiện nay" đã góp phần làm rõ hơn những cơ sở lý luận, đánh giá đầy đủ về thực trạng, tổ chức hoạt động của Ban GSĐTCCĐ và đưa ra giải pháp chuyên sâu, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng Ban GSĐTCCĐ, đáp ứng yêu cầu giai đoạn hiện nay.
Bà Trương Thị Ngọc Ánh khẳng định, sau hội thảo này, UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ chỉ đạo các ban chuyên môn nghiên cứu các nội dung, xây dựng hướng dẫn, ban hành văn bản trên cơ sở những kiến nghị, đề xuất sâu sắc của các chuyên gia, nhà hoạt động thực tiễn, tổng hợp thành những giải pháp cho hệ thống MTTQ các cấp trên cả nước về hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng. Qua đó, phát huy được vai trò trách nhiệm của MTTQ Việt Nam trong việc làm nòng cốt, chỗ dựa giúp nhân dân thực sự phát huy được quyền làm chủ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh