Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thực trạng kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

Thanh Hòa

Thứ năm, 30/03/2023 - 19:19

(Thanh tra) - Sáng 30/3, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra phối hợp với Tạp chí Thanh tra, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng kiểm soát quyền lực (KSQL) nhằm phòng, chống tham nhũng (PCTN) ở Việt Nam”.

Toàn cảnh buổi hội thảo. Ảnh: Xuân Hướng

Chủ trì hội thảo có ông Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra; ông Đào Trung Kiên, Tổng Biên tập Tạp chí Thanh tra; ông Trần Minh Chiến, Chánh Thanh tra tỉnh Khánh Hòa.

Báo cáo tại hội thảo cho biết: KSQL được xác định là bài toán gốc, là nhiệm vụ bao trùm, cấp thiết cần phải được nghiên cứu và thực hành một cách cơ bản, thấu đáo, toàn diện để có thể đạt tới thành công chiến lược, bền vững của công cuộc PCTN ở Việt Nam.

Góp phần giải quyết nhiệm vụ quan trọng này, ngày 2/3/2021, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 364/QĐ-BKHCN về việc phê duyệt tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia “KSQL nhằm PCTN ở Việt Nam”. Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra được giao chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị thực hiện đề tài này.

Đề tài “KSQL nhằm PCTN ở Việt Nam” có nội hàm lý thuyết, pháp lý và thực tiễn hết sức rộng lớn, phức tạp, đòi hỏi nghiên cứu quốc tế, nghiên cứu liên ngành, khảo sát thực tiễn và tiến hành nhiều hoạt động cụ thể.

Hội thảo khoa học với chủ đề “Thực trạng KSQL nhằm PCTN ở Việt Nam hiện nay” tổ chức nhằm trực tiếp góp phần thu thập, chia sẻ thông tin, nhận thức, đánh giá của các nhà nghiên cứu và những người làm thực tiễn xung quanh vấn đề KSQL nhằm PCTN ở Việt Nam.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu các cơ quan, đơn vị đã đưa ra các ý kiến đóng góp, đưa ra các nhận định về thực trạng KSQL nhằm PCTN ở Việt Nam hiện nay.

Ông Đào Trung Kiên, Tổng Biên tập Tạp chí Thanh tra cho biết: Hiến pháp 2013 ra đời đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, thể hiện sự phát triển về nhận thức trong việc thừa nhận nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền. KSQL nhằm PCTN, tiêu cực là việc sử dụng cơ chế, thiết chế, phương thức, biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi lạm dụng quyền lực để tham nhũng, tiêu cực. Bài phát biểu kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Toàn quốc tổng kết công tác PCTN giai đoạn 2013 - 2020 đã nhấn mạnh tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, là một trong những “sản phẩm” của “sự tha hóa” quyền lực, không có tha hóa quyền lực thì không có tham nhũng; cho nên phải thiết lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn, “phải nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế”.

Theo đó, mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, quyền hạn phải được ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao trách nhiệm càng lớn; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi lạm dụng, lợi dụng quyền lực để tham nhũng, tiêu cực. Phải hoàn thiện cơ chế để KSQL trên tất cả các lĩnh vực, trước hết là các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng, tiêu cực cao. KSQL nhằm PCTN, tiêu cực phải phù hợp với đặc điểm thể chế chính trị của nước ta, tuân thủ đúng các nguyên tắc về tổ chức, hoạt động của Đảng, Nhà nước; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để kiểm soát quyền lực; tiến hành kiểm soát bên trong và kiểm soát từ bên ngoài đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức vụ, quyền hạn.

Việc hoàn thiện cơ chế KSQL nhằm PCTN là sứ mệnh lịch sử khách quan của hệ thống chính trị và người dân. Theo đó, các quan điểm lớn của Đảng về hoàn thiện cơ chế KSQL theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền trong giai đoạn mới đòi hỏi các cơ quan chức năng, các nhà khoa học cần phải có sự quan tâm nghiên cứu thấu đáo, toàn diện về mối liên hệ giữa KSQL và PCTN làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp tổng thể, chiến lược về KSQL nhằm PCTN phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra mong muốn, hội thảo hôm nay sẽ là diễn đàn để các nhà khoa học và những người làm công tác thực tiễn gặp gỡ, trao đổi, thảo luận dân chủ, sôi nổi và trách nhiệm, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn có liên quan đến KSQL nhằm PCTN ở Việt Nam. Nhận diện và bình luận về thực trạng tham nhũng, tiêu cực và tha hóa quyền lực, xác định các nguyên nhân; thực trạng KSQL nhằm PCTN trong các lĩnh vực quản lý nhà nước như xây dựng chính sách - pháp luật, đất đai, tài nguyên môi trường, xây dựng cơ bản, đầu tư công, thuế, quản lý thị trường, tổ chức cán bộ, ngân hàng, y tế, hải quan, du lịch... thực trạng áp dụng các nguyên tắc cơ bản của nhà nước phát quyền, các nguyên tắc phổ quát về quản trị tốt/quản trị hiện đại nhằm PCTN ở Việt Nam.

Hội thảo cũng sẽ cùng chia sẻ quan điểm về thực tế hoạt động của các chủ thể xã hội trong công cuộc KSQL nhằm PCTN; sự phối hợp giữa các chủ thể Nhà nước và xã hội trong KSQL nhằm PCTN.

Ông Trần Minh Chiến, Chánh Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đánh giá: Sau một buổi  làm việc nghiêm túc và trách nhiệm, hội thảo đã hoàn thành chương trình đề ra.

Các đại biểu đã thực sự phát huy dân chủ, trí tuệ và thảo luận sôi nổi với lượt ý kiến tâm huyết, sâu sắc liên quan đến các vấn đề chính sách, pháp luật và thực tiễn về KSQL nhằm PCTN; qua đó đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc, sự chia sẻ đầy tinh thần trách nhiệm đối với công cuộc PCTN ở Việt Nam (qua những vấn đề hết sức quan trọng như: KSQL nhằm PCTN qua công tác nội chính Đảng; KSQL nhằm PCTN từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của Quân khu 5; KSQL Nhà nước thông qua việc thực các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; chế định thanh tra công vụ với việc kiểm soát quyền hành chính nhằm PCTN; KSQL nhà nước thông qua hoạt động của người dân và các chủ thể xã hội nhằm PCTN; KSQL nhằm PCTN qua công tác tổ chức cán bộ của Đảng; KSQL nhằm PCTN trong thời kỳ công nghiệp 4.0; vai trò của báo chí tỉnh Khánh Hòa trong việc truyền thông công tác PCTN, tiêu cực…).

Ban Tổ chức Hội thảo tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu tại Hội thảo. Chắc chắn rằng những thông tin, kết quả phong phú và hết sức giá trị do Hội thảo mang lại không chỉ trực tiếp phục vụ việc nghiên cứu đề tài, mà còn là nguồn tư liệu hết sức quý báu phục vụ công tác của ngành Thanh tra và phục vụ các cơ quan tham mưu, nghiên cứu, đào tạo, hoạch định chính sách về KSQL nhằm PCTN phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và thực tiễn đất nước.

Một số hình ảnh về buổi hội thảo:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm