Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ hai, 31/07/2023 - 17:06
(Thanh tra) - Là mục tiêu của đề tài khoa học cấp bộ “Thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước”, do TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra làm chủ nhiệm.
TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra là chủ nhiệm đề tài. Ảnh: TH
Theo TS Nguyễn Tuấn Khanh, hiện nay, phân cấp, phân quyền đã và đang được điều chỉnh theo yêu cầu của cải cách hành chính, nhằm bảo đảm tổ chức lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan một cách khoa học, không bị trùng lặp về nhiệm vụ, thẩm quyền giữa các cơ quan trong thực hiện chức năng quản lý, phát huy tính chủ động sáng tạo, khai thác tiềm năng, lợi thế các địa phương, người dân, doanh nghiệp; tăng cường tính công khai, minh bạch trong chỉ đạo, điều hành của từng cấp trong từng ngành trong tổ chức thực hiện; thúc đẩy việc đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; gắn kết tạo lập các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội với công tác thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa, phát hiện, chấn chỉnh những bất cập, hạn chế, sai phạm trong công tác quản lý.
Thực tiễn việc phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập, đơn cử như còn “cào bằng” giữa các địa phương; chưa thiết lập được cơ chế phân cấp, phân quyền phù hợp với điều kiện đặc thù ở từng địa phương; việc phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực còn chưa hợp lý, dẫn đến sự tuỳ tiện mà thiếu cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; nhiều vi phạm pháp luật chậm được phát hiện do sự trùng lặp, chồng chéo về trách nhiệm, thẩm quyền trong quản lý nói chung và trách nhiệm, thẩm quyền trong hoạt động thanh tra, kiểm tra nói riêng.
Bên cạnh đó, việc tổ chức, hoạt động kiểm tra trong quản lý Nhà nước còn có cơ sở pháp lý chưa đầy đủ, chưa phân định rõ thẩm quyền, phạm vi, đối tượng kiểm tra, còn trùng lặp với hoạt động thanh tra chuyên ngành…
Nghị quyết số 04/CP ngày 10/1/2022 về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước, xác định nội dung trọng tâm là “tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các nội dung quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực để kịp thời nắm bắt các vướng mắc, khó khăn và xử lý các vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định về phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước”.
Trước yêu cầu đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra trong quản lý Nhà nước có sự thay đổi qua các giai đoạn, từ thay đổi mô hình tổ chức các cơ quan có chức năng thanh tra đến thay đổi phương thức tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Luật Thanh tra 2022 quy định các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm cơ quan thanh tra theo cấp hành chính, gồm Thanh tra Chính phủ, thanh tra tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, thanh tra huyện, cơ quan thanh tra tại các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có Quốc hội quy định và cơ quan thanh tra theo lĩnh vực gồm thanh tra bộ, thanh tra tổng cục, cục, thanh tra sở. Có một số quy định về phân định giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra, điều này hướng đến sự khắc phục chồng chéo, khó phân định giữa hoạt động thanh tra, kiểm tra, nhất là thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
Bên cạnh những hạn chế, bất cập của hoạt động thanh tra, kiểm tra so với yêu cầu của phân cấp, phân quyền trong quản lý thời gian qua, thì quy định hoạt động thanh tra, kiểm tra trong Luật Thanh tra 2022 cũng mới chỉ là một định hướng nguyên tắc. Việc tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra nói chung và tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực theo quy định của pháp luật còn liên quan đến rất nhiều yếu tố, từ việc thiết lập các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra; xây dựng, hoàn thiện quy trình, thủ tục thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực cho đến hoàn thiện các quy chế về hoạt động của các chủ thể này, công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành đối với các hoạt động thanh tra, kiểm tra…
“Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong hoạt động thanh tra, kiểm tra nói chung và để thực hiện Luật Thanh tra 2022, vẫn cần phải có những biện pháp đồng bộ để bảo đảm tính hợp lý về mô hình tổ chức và tính hiệu quả trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong bối cảnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước”, TS Nguyễn Tuấn Khanh nói.
Với mục tiêu là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn về thanh tra, kiểm tra trước yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước; đề xuất quan điểm, giải pháp về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước, đề tài được nghiên cứu thành 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước; Chương 2: Thực trạng phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước và hoạt động thanh tra, kiểm tra trong thời gian tới; Chương 3: Phương hướng, giải pháp về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận những chủ trương lớn về phân cấp, quân quyền đặt ra trong bối cảnh hiện nay và tác động đến tổ chức bộ máy cơ quan hành chính Nhà nước, trong đó có mô hình tổ chức các cơ quan thanh tra; đánh giá thẩm quyền, nội dung, phạm vi hoạt động thanh tra, kiểm tra trong quá trình thực hiện Luật Thanh tra và các quy định pháp luật khác so với các yêu cầu của phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước. Rà soát, đánh giá các quy định của Luật Thanh tra 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành và những vấn đề đặt ra so với yêu cầu phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước thời gian tới…
Cho ý kiến trực tiếp vào đề cương nghiên cứu đề tài, các đại biểu cho rằng đây là đề tài hay, phạm vi rộng, nên ban chủ nhiệm cần cân nhắc phạm vi, mục đích và mục tiêu nghiên cứu, vì nội dung của đề tài này tác động hầu hết đến các bộ, ngành. Cần đi vào lĩnh vực quản lý phân cấp, phân quyền… Đồng thời, cần làm rõ đặc trưng của ngành để xác định mức độ phân cấp, phân quyền.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Lâm Ánh
Hương Giang
Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý