Theo dõi Báo Thanh tra trên
Vũ Linh
Thứ hai, 30/05/2022 - 15:10
(Thanh tra) - Sáng 30/5, tại Lâm Đồng đã khai giảng lớp tập huấn kiến thức về quyền con người cho tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trên địa bàn.
PGS.TS Lê Văn Lợi phát biểu khai mạc. Ảnh: Vũ Linh
Đề án của lớp tập huấn có nội dung quyền con người đã đưa vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 .
Phát biểu tại buổi tập huấn, PGS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng ban Điều hành Đề án chia sẻ: “Báo chí có vai trò lớn trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trong xã hội. Thời gian qua, báo chí đã có nhiều bài viết sắc sảo về quyền con người, về đảm bảo quyền công dân qua đó góp phần bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đồng thời đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái. Tuy nhiên, để báo chí thực hiện tốt hơn nữa sứ mệnh cao cả này cần khắc phục những hạn chế, tồn tại, đó cũng là lý do Ban Điều hành Đề án tổ chức lớp tập huấn “quyền con người và báo chí” đầu tiên dành cho các cơ quan báo chí”.
Lớp tập huấn diễn ra từ ngày 30/5 đến 1/6/2022 với 6 chuyên đề qua đó trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về quyền con người; đường lối, chính sách, pháp luật Việt Nam về quyền con người và tự do báo chí; nhận diện, đấu tranh phản bác các luận diệu xuyên tạc về tự do ngôn luận, tự do báo chí, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực quyền con người ở Việt Nam. Đồng thời, trang bị kỹ năng nghiệp vụ báo chí nhằm thúc đẩy, bảo vệ quyền con người và ngăn ngừa vi phạm quyền con người ở Việt Nam…
Ngày 5/9/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1309/QĐ-TTg phê duyệt đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu chung của đề án là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quyền con người nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người học, của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục về tầm quan trọng, ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, các quyền và tự do của người khác; ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội, góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững của đất nước.
Để tiếp tục đẩy mạnh giáo dục quyền con người phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân trong tình hình mới, ngày 21/12/2021, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương