Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hiểu biết của toàn xã hội về các quyền con người

Thứ sáu, 04/11/2022 - 11:50

(Thanh tra) - Ngày 31/10, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Truyền thông về quyền con người ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh.

Ông Hồ Văn Mười - Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Vu lan báo hiếu năm 2021 tại Chùa Pháp Hoa, thành phố Gia Nghĩa. Ảnh: Lê Văn Tưởng/ http://snv.daknong.gov.vn/

Kế hoạch có mục đích triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp truyền thông về quyền con người ở Việt Nam theo đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền con người ở Việt Nam và theo Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn Đắk Nông trong thực hiện nhiệm vụ truyền thông bảo vệ, thúc đẩy quyền con người của tỉnh Đắk Nông một cách hiệu quả.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2028

Phấn đấu 100% cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thực hiện cơ chế phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về công tác quyền con người theo quy định hiện hành để thông tin về tình hình và kết quả công tác quyền con người kịp thời và tương xứng với các nỗ lực và thành tựu đảm bảo quyền con người của các cơ quan chức năng nói riêng và cả nước nói chung.

Phấn đấu 100% cán bộ làm công tác quyền con người, 100% cán bộ làm công tác quản lý thông tin, truyền thông trong tỉnh, 100% nhân sự tham gia công tác thông tin đối ngoại của các cơ quan báo chí, 70% cán bộ chủ chốt của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh, cấp huyện được cập nhật thông tin tình hình công tác quyền con người ở Việt Nam, tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông về quyền con người.

Chủ động đề xuất, phối hợp với cơ quan Trung ương triển khai sớm, triển khai có hiệu quả các chương trình triển lãm ảnh, tài liệu lưu trữ về quyền con người ở Việt Nam; tiếp nhận và phát hành các sản phẩm truyền thông, sách về quyền con người.

Sử dụng và phổ biến nguồn dữ liệu và sản phẩm truyền thông số về công tác quyền con người trên không gian mạng để lan tỏa thông tin tích cực, nhân văn. Kịp thời phát hiện, xử lý thông tin giả, tin xấu độc xâm hại quyền con người trên không gian mạng.

Mục tiêu tổng quát

Truyền thông về quyền con người nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hiểu biết của toàn xã hội về các quyền con người; thông tin đầy đủ giúp người dân trong tỉnh hiểu rõ về quan điểm, chủ trương, nỗ lực và kết quả đạt được trong công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam; nâng cao uy túi của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người ở phạm vi trong nước, khu vực và trên thế giới.

Nội dung

Đối tượng truyền thông là cán bộ làm công tác quyền con người, truyền thông, thông tin đối ngoại, công tác vận động quần chúng ở cấp tỉnh, cấp huyện. Các tầng lớp nhân dân, các cộng đồng tôn giáo, dân tộc, đặc biệt là giới trí thức, chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong các cộng đồng dân tộc thiểu số, thanh niên, sinh viên, học sinh, người có uy túi, ảnh hưởng trong cộng đồng mạng. Các cơ quan báo chí, truyền thông trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

Nội dung truyền thông

Luật pháp quốc tế về quyền con người, trong đó đặc biệt quan tâm tới 07 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà Việt Nam là thành viên gồm (1) Công ước về các quyền dân sự và chính trị; (2) Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; (3) Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; (4) Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; (5) Công ước về quyền trẻ em; (6) Công ước về quyền của người khuyết tật; (7) Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo và thúc đẩy quyền con người.

Chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quyền con người; kết quả nội luật hóa và triển khai thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người, các cam kết quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên hoặc có kế hoạch gia nhập.

Tình hình, nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người trên các lĩnh vực, trong đó có công tác xóa đói, giảm nghèo, chăm lo đời sống của người dân, các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để không ai bị bỏ lại phía sau; những đánh giá, nhận định tích cực của dư luận, truyền thông quốc tế về kết quả công tác bảo đảm và phát triển quyền con người của Việt Nam. Các thông tin tích cực, đề cao các giá trị đạo đức, hướng thiện, lối sống nhân văn, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

Các vụ việc, các đối tượng liên quan, các hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, quyền con người để vi phạm pháp luật, phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, hình ảnh, uy tín của Việt Nam.

Các ưu tiên trong đối ngoại về quyền con người của Việt Nam; về vị trí, vai trò, sáng kiến và đóng góp của Việt Nam trong các nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người ở cấp độ khu vực và quốc tế.

Yêu cầu

Xác định cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác tổ chức truyền thông về quyền con người theo Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với tình hình thực tiễn tại tỉnh Đắk Nông.

Thông tin, truyền thông về quyền con người phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, với hình thức đa dạng để mọi tầng lớp nhân dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về quyền con người.

Tuyên truyền về quyền con người triển khai đảm bảo trôn 3 nội dung chính: phổ biến, giáo dục kiến thức về quyền con người; tuyên truyền về các nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người; giải thích, làm rõ, phản bác các thông tin sai lệch, xuyên tạc về tình hình quyền con người ở Việt Nam.

Để kế hoạch đạt mục đích đề ra, lãnh đạo tỉnh nhấn mạnh việc xây dựng kế hoạch triển khai công tác truyền thông về quyền con người; thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp liên ngành trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch của tỉnh, trong đó chú trọng đến công tác: triển khai áp dụng cơ chế Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác quyền con người định kỳ; triển khai hoạt động thông tin, tuyên truyền về quyền con người một cách thường xuyên, liên tục bằng các phương tiện truyền thông và các hình thức khác.

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông về quyền con người cho các lực lượng truyền thông.

Sản xuất, đăng phát các sản phẩm truyền thông về quyền con người trên các phương tiện báo chí, truyền thông.

Tổ chức tuyên truyền lưu động hoặc kết hợp lồng ghép tuyên truyền thông qua hình thức triển lãm tranh, ảnh tư liệu, tranh cổ động về quyền con người.

Đẩy mạnh truyền thông về quyền con người trong các chương trình ngoại khóa, các buổi sinh hoạt đoàn, hội và tuần sinh hoạt giáo dục công dân, sinh hoạt chính trị đầu khóa của học sinh, sinh viên, sinh hoạt của tổ chức công đoàn, hội phụ nữ, hội người cao tuổi ở các cấp.

Theo dõi, kịp thời xử lý thông tin tin xấu, độc xâm hại quyền con người trên không gian mạng.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đề tài “Đổi mới tổ chức hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam” được xếp loại xuất sắc

Đề tài “Đổi mới tổ chức hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam” được xếp loại xuất sắc

(Thanh tra) - Đề tài cấp bộ “Đổi mới tổ chức hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam” do ThS Dương Văn Huế, Phó Chánh Văn phòng, Thanh tra Chính phủ làm Chủ nhiệm được Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ nghiệm thu với kết quả xuất sắc vào ngày 22/11.

15:37 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm