Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ sáu, 29/10/2021 - 19:16
(Thanh tra) - Huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa chủ yếu có 2 dân tộc đồng bào Thái và Mường sinh sống. Từ đầu năm 2021 đến nay, địa phương này đã tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thực hiện có hiệu quả mô hình “3 không” ở các khu dân cư về bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn.
Kiểm lâm Bá Thước phối hợp với lực lượng chức năng đốt thực bì phòng chống cháy rừng. Ảnh: VT
Huyện Bá Thước có tổng diện tích đất có rừng và đất lâm nghiệp là 56.274,65 ha, trong đó đất có rừng hơn 53.337 ha (rừng tự nhiên 38.492 ha, còn lại là rừng trồng). Thực hiện chương trình phối hợp công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS tham gia bảo vệ rừng (BVR), phát triển rừng (PTR) và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), trong đó hiệu quả nhất là đưa mô hình “3 không” vào hoạt động ở các thôn, bản có đồng bào DTTS sinh sống.
Từ đầu năm 2021 đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Bá Thước đã chỉ đạo các trạm, kiểm lâm địa bàn phối hợp với các xã, thôn, bản trên địa bàn, thông qua lồng ghép với các nội dung khác để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến đồng bào các DTTS về các quy định của Nhà nước về BVR, PTR, PCCCR, trong đó cấp ủy xã tổ chức 82 hội nghị với 2.153 lượt đồng bào tham gia; cấp thôn tổ chức 56 hội nghị với 5.526 lượt đồng bào tham gia; trên loa phát thanh 515 lần, đưa ra kiểm điểm trước cộng đồng 16 đối tượng vi phạm.
Bên cạnh đó, Kiểm lâm huyện Bá Thước còn phối hợp với các địa phương rà soát, xây dựng, bổ sung nội dung công tác BVR vào hương ước của các thôn, bản. Đến nay, số lượng quy ước, hương ước đã được rà soát ở 205 thôn, bản của 21 xã, thị trấn; số lượng quy ước, hương ước đã xây dựng ở các thôn, bản sau khi sát nhập 205 quy ước; số lượng quy ước, hương ước đã xây dựng ở các thôn, bản sau khi sát nhập 205 quy ước. Trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của đồng bào DTTS trong BVR, PTR, PCCCR thể hiện rõ tính pháp lý, vẫn đảm bảo phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào nhưng không trái với luật lâm nghiệp.
Đến nay, huyện Bá Thước đã xây dựng được 35 mô hình điểm trong công tác tuyên truyền nhân rộng mô hình “3 không” trong BVR, PTR, PCCCR ở các thôn, bản gắn với cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”.
Cách thức triển khai, tuyên truyền đến đồng bào DTTS về công tác BVR, PTR, PCCCR là bằng các hình thức họp thôn, bản, tuyên truyền trên loa truyền thanh của xã, thôn, nội dung triển khai “3 không” trên địa bàn đó là: ”Không sử dụng cưa xăng, súng săn, bẫy bắt vào việc khai thác gỗ, săn bắt động vật rừng trái phép; không tự ý khai thác gỗ, rừng tự nhiên trái phép để làm nhà; không sử dụng lửa bừa bãi trong sinh hoạt, sản xuất đễ xảy ra cháy rừng”. Đến nay đã có 205 thôn/21 xã, thị trấn xây dựng khu dân cư “3 không” và đã có sự chuyển biến tích cực trong công tác an bảo vệ an ninh rừng, mọi hành vi vi phạm đều được nhân dân thông tin kịp thời đến cấp có thẩm quyền.
Đánh giá về mô hình “3 không” trong công tác BVR, PTR, PCCCR ở khu dân cư đã góp phần đảm bảo an ninh trật tự rừng, ông Nguyễn Văn Cử, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Bá Thước cho biết: Mô hình “3 không” trên địa bàn các thôn, bản đặc biệt là các bản còn nhiều tài nguyên rừng đồng bào đã nâng cao ý thức trong bảo vệ rừng, tích cực tố giác các hành vi vi phạm lâm luật đến các cơ quan chức năng để xử lý, ngăn chặn kịp thời, an ninh rừng thời gian qua cơ bản ổn định, không để xảy ra điểm nóng, phức tạp, không có cháy rừng xảy ra. Số vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện giảm; số vụ chống người thi hành công vụ trên địa bàn không có.
Có được kết quả này là do Hạt Kiểm lâm đã tích cực phối hợp với các cấp, các ngành tập huấn công tác tuyên truyền pháp luật BVR, PTR, PCCCR, tài liệu tập huấn cho cán bộ, đồng bào các DTTS dựa trên cơ sở tài liệu tập huấn của cấp tỉnh để cụ thể hóa sát với thực tế các hoạt động lâm nghiệp diễn ra tại địa phương. Nội dung, chất lượng tài liệu tuyên truyền phù hợp với đặc thù trên địa bàn và trình độ dân trí của đồng bào miền núi. Do đó, việc xây dựng mô hình “3 không” trong công tác BVR, PCCCR được đồng bào DTTS ủng hộ 100%, các hộ đồng bào trong thôn, bản trọng điểm đều được tham gia ký cam kết thực hiện tốt nội dung “3 không”, thực hiện tốt các quy định của pháp luật, nội dung hương ước, quy ước về công tác BVR, PTR, PCCCR năm 2021 trên địa bàn, không để xảy ra cháy rừng, không có điểm nóng, phức tạp, an ninh rừng ổn định.
“Để thực hiện thành công mô hình “3 không” ở khu dân cư có hiệu quả trong BVR, PTR, PCCCR, Hạt Kiểm lâm Bá Thước đã đúc rút ra các bài học kinh nghiệm.
Một là, phải tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình phối hợp. Ở địa phương nào, cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thì ở đó chương trình được thực hiện tốt và ngược lại nơi nào ít được sự quan tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền nơi đó an ninh rừng vẫn có nguy cơ mất ổn định.
Hai là, MTTQ, các đoàn thể và Hạt Kiểm lâm phải biết lồng ghép, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế, trình độ dân trí, phong tục tập quán của đồng bào. Chính sách bảo vệ và phát triển rừng phải được cụ thể hóa thành quyền lợi và nghĩa vụ để nhân dân dễ hiểu, dễ thực hiện.
Ba là, kiểm lâm viên địa bàn phải có sự phối hợp chủ tịch MTTQ xã, trưởng ban công tác Mặt trận thôn, bản, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền để chỉ đạo, triển khai. Kiểm lâm viên phải nhanh nhạy, chịu khó học hỏi kiến thức, kinh nghiệm mới có thể thực hiện tốt vai trò tham mưu.
Bốn là, MTTQ, Hạt Kiểm lâm phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nội dung cam kết xây dựng khu dân cư “3 không” tùy theo từng địa bàn nào không phù hợp cần đưa ra và nội dung nào còn thiếu đưa vào, không nhất thiết áp dụng triệt để cả 3 nội dung theo chỉ đạo của tỉnh; cần linh hoạt theo từng địa bàn quản lý, làm tốt công tác phối hợp tổ chức tập huấn kỹ năng cho các tổ đội tuyên truyền cơ sở”, ông Nguyễn Văn Cử, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Bá Thước thông tin.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương