Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 21/07/2023 - 10:54
(Thanh tra) - Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long tại tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2023 ngày 20/7.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: TH
Đã thi hành xong trên 70.000 tỷ đồng trong 9 tháng
Trong 6 tháng đầu năm, cùng với việc chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch, ngành Tư pháp đã tập trung nguồn lực triển khai các nhiệm vụ được giao thêm. Tham gia có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề khó khăn, phức tạp phát sinh, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kìm hãm sự phát triển, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Bộ Tư pháp tham gia với Đảng Đoàn Quốc hội xây dựng "Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật"; tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các vấn đề liên quan đến phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội sau đại dịch Covid-19.
Đối với công tác thi hành án dân sự (THADS), trong 9 tháng đầu năm 2023 (thời gian tính theo tháng kế tiếp tháng tổng kết của năm liền trước), hệ thống thi hành án dân sự đã thi hành xong 382.058 việc, tăng 33.568 việc, đạt tỉ lệ 66,53% (tăng 2,18% so với cùng kỳ năm 2022), với trên 70.278 tỷ 705 triệu 371 nghìn đồng; tăng hơn 18.111 tỷ 946 triệu 392 nghìn đồng (tăng 34,72% so với cùng kỳ năm 2022), đạt tỉ lệ 32,45% (tăng 2,98% so với cùng kỳ năm 2022).
Kết quả theo dõi thi hành án hành chính đạt được nhiều kết quả tích cực, cụ thể các cơ quan THADS thực hiện theo dõi 897 việc, trong đó số cũ chuyển sang là 539 việc, số tiếp nhận mới là 358 việc; thi hành xong 216 việc (tăng 140% so với cùng kỳ năm 2022); đang tiếp tục thi hành 681 việc.
Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương đã tập trung nguồn lực, triển khai toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 06 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030".
Thực hiện liên thông 2 nhóm thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử để triển khai thí điểm trên địa bàn Hà Nội và tỉnh Hà Nam; hoàn thành kết nối 58 dịch vụ công của Bộ Tư pháp với Cổng Dịch vụ công quốc gia...
Bộ Tư pháp cũng tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị 04-CT/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.
Tránh lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật
Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được, trong 06 tháng cuối năm, bộ, ngành Tư pháp sẽ tiếp tục quán triệt, tham mưu thể chế hóa kịp thời, đầy đủ và triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp; tập trung nguồn lực nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, tránh lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thi hành án, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu thi hành án dân sự được giao năm 2023; tập trung giải quyết các vụ việc phức tạp, kéo dài; chủ động, tích cực tổ chức thi hành các vụ án tham nhũng, kinh tế để thu hồi tối đa tài sản cho Nhà nước.
Ngoài ra, Bộ, ngành Tư pháp sẽ tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực công tác khác của Bộ.
Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận các khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng, phổ biến, giáo dục và tổ chức thi hành pháp luật; đánh giá công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật ở cơ quan, đơn vị, địa phương; giải pháp cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu về việc và về tiền trong công tác THADS, thúc đẩy thi hành án hành chính...
Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Lê Thành Long ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các tổ chức pháp chế, cơ quan tư pháp trong cả nước.
Trong bối cảnh, yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, nhất là liên quan đến triển khai Nghị quyết số 27, chương trình chuyển đổi số quốc gia và Đề án số 6, để hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Bộ trưởng đề nghị thủ trưởng các đơn vị thuộc bộ, người đứng đầu các tổ chức pháp chế, giám đốc sở tư pháp và cục trưởng cục THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát kỹ các chương trình, kế hoạch công tác, tập trung nguồn lực tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác tư pháp.
Ngành cần tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường hơn nữa kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật, chủ động thực hiện các nhiệm vụ trong công tác xây dựng pháp luật đảm bảo đúng thời hạn, phòng chống tham nhũng, lợi ích nhóm trong công tác này.
Đặc biệt, tư pháp địa phương cần tham gia tích cực hơn nữa trong công tác xây dựng pháp luật, đặc biệt là đối với các dự luật mà Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo, ban hành; tăng cường công tác tự kiểm tra và kiểm tra văn bản theo thẩm quyền.
Bên cạnh đó, hệ thống THADS cần tập trung nguồn lực, kịp thời có giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo để hoàn thành các chỉ tiêu THADS được giao năm 2023; quan tâm hơn nữa tới công tác thu hồi tài sản nhà nước trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; tiếp tục chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong toàn hệ thống THADS.
Đối với Đề án 06, Bộ trưởng đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan cần tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với nhau để triển khai toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp được giao. Đồng thời, các địa phương cần chủ động thông tin, phối hợp kịp thời với các đơn vị liên quan thuộc bộ để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong triển khai các nhiệm vụ tại Đề án; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Ngoài những nhiệm vụ trên, Bộ trưởng nhấn mạnh lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế, cơ quan tư pháp địa phương phải nêu cao tính gương mẫu đi đầu, không đùn đẩy, né tránh, dám đương đầu và có bản lĩnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh
Hương Giang