Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ hai, 08/11/2021 - 18:33
(Thanh tra) - Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản hướng dẫn các cấp hội trên địa bàn tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo nhằm năng cao nhận thức của cán bộ hội viên hiểu biết sâu hơn về vị trí, cai trò, tâm quan trọng của công tác dân tộc tôn giáo.
Tăng cường công tác dân tộc, tôn giáo đến đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao. Ảnh: Thanh Trung
Ông Trần Bình Quân, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Hướng dẫn số 21-HD/BTGTU ngày 6/8/2021 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về việc hướng dẫn công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo; Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản hướng dẫn công tác tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dân tộc, tôn giáo trong việc tập hợp, củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đề cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo.
Bên cạnh đó, thông qua công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS), đồng bào có đạo đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, tăng cường, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đồng thời, đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo sẽ có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp, thiết thực với từng đối tượng, từng đặc điểm khu vực vùng miền và bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, địa phương, cơ quan, đơn vị. Nội dung tuyên truyền cần làm rõ vai trò, tầm quan trọng, vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc, tôn giáo trong sự nghiệp cách mạng của đất nước, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta về công tác dân tộc, tôn giáo.
Việc tuyên truyền phải khẳng định quan điểm xuyên suốt của Đảng là bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển, chống kỳ thị dân tộc, dân tộc cực đoan, dân tộc hẹp hòi, nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Đảo đảm các tôn giáo bình đẳng với nhau và bình đẳng trước pháp luật, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết tôn giáo gắn với đoàn kết dân tộc, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của tôn giáo. Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo nói chung và những chính sách, pháp luật có tính đặc thù, chuyên sâu; kế hoạch, chương trình hành động của các cấp, các ngành triển khai thực hiện chủ trương, chính sách dân tộc, tôn giáo, nhất là Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016; Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) về công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết 24/NQ-TW, ngày 14/8/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) về công tác dân tộc; Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới; Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết 120/2010/QH14 của Quốc hội khóa XIV phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc; Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc DTTS lần thứ II; những quan điểm mới của Đại hội XIII của Đảng về dân tộc, tôn giáo…
Ngoài ra, nội dung tuyên truyền còn phản ánh kết quả công tác dân tộc, công tác tôn giáo thời gian qua trên địa bàn tỉnh và trong cả nước. Trong đó tập trung làm rõ những kết quả quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa vùng dân tộc và miền núi, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi và vùng đồng bào có đạo.
Phản ánh sự chủ động, tinh thần tự lực cánh sinh, nỗ lực vươn lên vượt khó của đồng bào DTTS, đồng bào có đạo, giá trị tốt đẹp, đóng góp của tôn giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng cho đồng bào DTTS, đồng bào có đạo, không để kẻ xấu lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước; xử lý, giải quyết kịp thời các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Cổ vũ, khích lệ đồng bào các DTTS, đồng bào có đạo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước của tỉnh, của đất nước… Biểu dương các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể có tinh thần trách nhiệm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo; chủ động nắm tình hình, kip thời phát hiện, tham mưu chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý tình huống phát sinh và giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo trên địa bàn. Biểu dương, nhân rộng bài học kinh nghiệm, cách làm hay của các địa phương, cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo. Tôn vinh, biểu dương vai trò đóng góp của đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín vùng DTTS và miền núi đối với sự phát triển cộng đồng, xã hội; các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo trong tuyên truyền, vận động giáo dân sống “tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp tích cực vào sự phát triển địa phương, đất nước.
Bên cạnh đó, đấu tranh, phê phán những biểu hiện vi phạm chủ trương, chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo, như: Hoạt động dân tộc, tôn giáo trái pháp luật (tuyên truyền tà đạo, kích động giáo dân chống đối chế độ, kích động tư tưởng ly khai tự trị trong đồng bào dân tộc…), hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, gây ảnh hưởng xấu đối với xã hội. Đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch lợi dụng việc xử lý hoạt động dân tộc, tôn giáo vi phạm pháp luật để kích động quần chúng; vu cáo, xuyên tạc Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền; bóp méo sự thật về tình hình dân chủ, bình đẳng dân tộc, tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam… nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Cũng theo ông Trần Bình Quân, cách thức tuyên truyền về công tác dân tộc, tôn giáo ở các cấp hội chủ yếu trên báo chí, các ấn phẩm tờ rơi, sổ tay, thông tin nông dân Thanh Hóa, tài liệu tuyên truyền, tài liệu hỏi - đáp, tài liệu thông tin chuyên đề, tài liệu sinh hoạt chi, tổ, hội…, trong đó nội dung phản ánh mọi mặt công tác dân tộc, tôn giáo. Tuyên truyền trực quan bằng khẩu hiệu, pano, áp phích trên các tuyến phố trung tâm, trung tâm văn hóa - thể thao, nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng… Tuyên truyền trên các website, trang thông tin điện tử của Hội Nông dân tỉnh và các huyện, thị, thành hội. Tổ chức hội nghị báo cáo viên, sinh hoạt chi, tổ, hội… Tuyên truyền lồng ghép thông qua các sinh hoạt tôn giáo, các buổi sinh hoạt cộng đồng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ… ở thôn, bản.
“Căn cứ vào kế hoạch của Ban Thường vụ tỉnh hội, Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị mình. Phối hợp với Phòng Dân tộc tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo trong hệ thống của mình. Tăng cường tuyên truyền, vận động, thuyết phục hội viên, nông dân là đồng bào DTTS và đồng bào có đạo tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo. Tuyên truyền, vận động những người có uy tín trong cộng đồng, già làng, trưởng ban, chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo tham gia công tác tuyên truyền dân tộc, tôn giáo”, ông Trần Bình Quân, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa thông tin.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương