Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quy định về thụ lý và giải quyết KN,TC của tỉnh Quảng Ngãi có gì? (1)

Thứ năm, 06/10/2022 - 17:20

(Thanh tra) - UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Quyết định quy định về thụ lý và giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC) thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.

Quang cảnh thành phố Quảng ngãi. Ảnh: Internet

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết KN, Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết KN cho người KN, người bị KN, Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ quản lý chuyên ngành, Trụ sở Tiếp công dân Trung ương đặt tại Hà Nội, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển KN đến, Trụ sở Tiếp công dân của tỉnh và Thanh tra tỉnh.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về thụ lý và giải quyết KN, TC thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Những nội dung về giải quyết KN, TC thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh không được quy định trong Quy định này thì được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với:

1. Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Ban Tiếp công dân tỉnh, Trưởng Ban Tiếp công dân tỉnh.

3. Cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao xác minh vụ việc KN, TC.

4. Người KN, TC thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến việc giải quyết KN, TC thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Chương II

GIẢI QUYẾT KN

Điều 3. KN thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

1. KN lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

2. KN lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức.

3. KN lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở, ban ngành và tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn KN hoặc KN lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

4. KN lần hai đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đã giải quyết nhưng còn KN.

5. KN lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đã giải quyết nhưng còn KN hoặc KN lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Điều 4. Trình tự, thủ tục giải quyết KN

Trình tự, thủ tục giải quyết KN tuân theo quy định tại Chương IV Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 ngày 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật KN.

Điều 5. Thụ lý, giao nhiệm vụ xác minh

1. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xử lý đơn KN xác định vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm báo cáo, dự thảo văn bản tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thụ lý, giao nhiệm vụ xác minh nội dung KN theo quy định của pháp luật.

2. Thủ trưởng các sở, ban ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh khi tiếp nhận đơn KN thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý nhưng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn phải có văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thụ lý, giao nhiệm vụ xác minh theo quy định của pháp luật; không được trả lại đơn và hướng dẫn công dân gửi đơn đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; không chuyển đơn cho Trụ sở tiếp công dân của tỉnh. Nếu đơn không thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý thì chuyển cho Trụ sở Tiếp công dân của tỉnh để xử lý theo Quy định này.

3. Khi tiếp nhận được văn bản đề nghị của Thủ trưởng các sở, ban ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì trong thời hạn 03 ngày Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phải hoàn thành việc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thụ lý, giao nhiệm vụ xác minh kèm theo đơn và tài liệu có liên quan để gửi cho cơ quan được giao nhiệm vụ xác minh.

Điều 6. Phân định trách nhiệm xác minh KN

1. Đối với KN thuộc thẩm quyền giải quyết lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thì Thủ trưởng các sở, ban ngành và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đã tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật, thực hiện hành vi hành chính bị KN chịu trách nhiệm xác minh, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết.

Trường hợp người KN có nội dung TC Thủ trưởng cơ quan đã tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật, thực hiện hành vi hành chính bị KN, hoặc người KN có phản ánh, kiến nghị không giao cho Thủ trưởng cơ quan đó xác minh thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Chánh Thanh tra tỉnh hoặc thành lập tổ xác minh liên ngành để xác minh.

2. Các KN thuộc thẩm quyền giải quyết lần hai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan nào thì Thủ trưởng sở, ban ngành và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước bị KN đó có trách nhiệm xác minh, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết.

3. Chánh Thanh tra tỉnh xác minh và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các vụ việc liên quan đến nhiều ngành, địa phương hoặc các vụ việc phức tạp mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thấy cần thiết phải giao Chánh Thanh tra tỉnh.

4. Trường hợp vụ việc có tính chất đông người, tiềm ẩn phát sinh yếu tố gây mất an ninh trật tự trên địa bàn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao Thủ trưởng sở, ban, ngành liên quan đến lĩnh vực chuyên môn có phát sinh vụ việc chủ trì phối hợp với Thủ trưởng các sở, ban ngành khác thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp giải quyết hoặc thành lập đoàn thanh tra, tổ xác minh liên ngành để xác minh, làm rõ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết.

Điều 7. Xác minh và kết luận, kiến nghị biện pháp giải quyết

1. Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ xác minh tiến hành việc xác minh theo quy định của Luật KN và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Việc xác minh phải thực hiện trong thời hạn pháp luật đã quy định. Trường hợp trong quá hình xác minh phát sinh những vướng mắc, trở ngại khách quan không thể hoàn thành trong thời hạn thì phải có văn bản báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và thông báo cho người KN biết rõ lý do.

3. Trong quá trình xác minh phải đảm bảo tạo điều kiện người KN và các bên liên quan thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại các Điều 12, Điều 13 và Điều 16 của Luật KN.

4. Các kết luận, kiến nghị phải nêu rõ bằng chứng và phải viện dẫn cụ thể điều khoản của văn bản pháp luật áp dụng.

5. Báo cáo kết quả xác minh KN, kết quả đối thoại gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phải kèm theo dự thảo quyết định giải quyết KN.

Điều 8. Đối thoại với người KN

1. Đối với KN thuộc thẩm quyền giải quyết lần đầu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh gặp gỡ, đối thoại với người KN và các tổ chức, cá nhân có liên quan, nếu yêu cầu của người KN và kết quả xác minh còn khác nhau. Trừ trường hợp KN quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phải tổ chức đối thoại theo quy định.

2. Đối với KN thuộc thẩm quyền giải quyết lần hai, cơ quan được giao nhiệm vụ xác minh đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ xác minh đối thoại với người KN, người bị KN và các tổ chức, cá nhân có liên quan trước khi tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định giải quyết KN. Trong quá trình đối thoại, người được phân công đối thoại phải kịp thời báo cáo với người giải quyết KN về những nội dung phức tạp, vượt quá thẩm quyền; kết thúc đối thoại phải báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả đối thoại và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.

Trường hợp KN phức tạp (có nhiều người cùng KN về một nội dung, có nhiều ý kiến khác nhau của các cơ quan có thẩm quyền về biện pháp giải quyết, người KN có thái độ gay gắt, dư luận xã hội quan tâm, vụ việc ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội), người được giao nhiệm vụ xác minh báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để trực tiếp chủ trì đối thoại, đồng thời cơ quan được giao nhiệm vụ xác minh phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chuẩn bị nội dung đối thoại.

3. Việc đối thoại tiến hành theo quy định của Luật KN, văn bản hướng dẫn thi hành Luật KN và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Kết quả đối thoại là một trong căn cứ làm cơ sở cho việc giải quyết KN.

Uyên Uyên

(Còn nữa)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm