Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phát huy quyền làm chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân

Thanh Thanh

Thứ tư, 13/04/2022 - 20:54

(Thanh tra) - Hôm nay (13/4) đã diễn ra Hội nghị Phản biện xã hội Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Hội nghị được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) tổ chức trực tuyến tới 64 điểm cầu trong cả nước với tổng số gần 4.000 đại biểu tham dự.

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu và Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực chủ trì hội nghị. Ảnh: Q.V

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trình Quốc hội kỳ này phải là bước thể chế quan trọng tinh thần Đại hội XIII của Đảng về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, về trách nhiệm bảo đảm thực hiện của các cơ quan nhà nước và vai trò nòng cốt của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở.

Các đại biểu dự hội nghị tập trung đóng góp ý, phản biện vào một số nhóm vấn đề chính: Tính thống nhất, đồng bộ, liên thông của dự thảo luật so với quy định của Hiến pháp năm 2013 và pháp luật hiện hành; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự thảo luật; tính đầy đủ của các nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở được thể hiện trong dự thảo luật; việc thể chế hóa quan điểm của Đảng về thực hiện dân chủ ở cơ sở thể hiện trong dự thảo luật, quy định để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở

 PGS.TS Phạm Hữu Nghị, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Dân chủ - Pháp luật, UBTƯ MTTQ Việt Nam cho rằng, cần bổ sung các quy định xác định rõ vai trò trách nhiệm của Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trong tổ chức, bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Ông Phạm Hữu Nghị cũng đề xuất sắp xếp lại các nguyên tắc về thực hiện dân chủ cơ sở được thể hiện ở Điều 5 của dự thảo luật cho hợp lý hơn, điển hình như nguyên tắc công khai, minh bạch trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở cần được xếp thứ tự thứ hai trong 5 nguyên tắc.

Dự thảo luật cần bổ sung các quy định về chế tài, về các hình thức xử lý vi phạm khi thực hiện các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở như đã nêu.

Ông Đỗ Duy Thường, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ - Pháp luật, UBTƯ MTTQ Việt Nam nhận định, trước hết phải quán triệt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về MTTQ Việt Nam, về vai trò nhân dân trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Theo ông Thường, phải quy định rõ về vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong dự thảo luật, nhất là trách nhiệm của công chức, cơ quan Nhà nước trong bảo làm việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Đây là Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở chứ không phải là Luật Giám sát của nhân dân, nên chỉ có thể quy định nội dung quyền nhân dân giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, mà quyền này đã được quy định ở mục 4 chương II, mục 3 chương III trong dự thảo luật.

GS Hoàng Chí Bảo, nguyên chuyên gia cao cấp Hội đồng Lý luận Trung ương lại cho rằng, việc có được đạo luật về dân chủ ở cơ sở là bước đột phá, là bước tiến rất quan trong trong việc xây dựng nền dân chủ Việt Nam.

Dự thảo luật phải chú trọng làm rõ mối quan hệ giữa luật pháp và dân chủ. Nguyên tắc hàng đầu phải chú ý là dân chủ phải thuận với pháp luật, đúng với pháp luật và pháp luật bảo vệ quyền dân chủ của người dân.

GS Hoàng Chí Bảo cho rằng, nếu quyết liệt trong phòng chống tham nhũng, quan liêu và thực hiện cho được các quyền của dân thì luật này sẽ có bước đột phá trong xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam. Đây sẽ là công cụ hữu hiệu để nhân dân tham gia cùng Nhà nước xây dựng và phát triển đất nước.

PGS.TS Bùi Xuân Đức nhận định, dân chủ cơ sở chỉ có ở cộng đồng dân cư, còn ở cơ quan hành chính, doanh nghiệp rất khó thực hiện mà người dân cũng chỉ quan tâm ở cộng đồng dân cư của mình, người dân thôn này không quan tâm việc của thôn khác làm. Do đó, thực hiện dân chủ tốt là thực hiện giám sát thật tốt ở các cấp, ngành, còn ở cộng đồng dân cư là thực hiện tốt vai trò tự quản của người dân.

Thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng

 Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu khẳng định, việc xây dựng, ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là việc làm cần thiết để thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng. Mặt khác, đây cũng là là yêu cầu khách quan để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về xây dựng “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.

Ông Lê Tiến Châu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật cần tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức nghiên cứu thấu đáo, tổng rà soát kỹ để dự án luật đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, liên thông với quan điểm chỉ đạo của Đảng về mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; với Hiến pháp và các đạo luật quy định về quyền làm chủ của nhân dân, về quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

Ông Lê Tiến Châu nhấn mạnh, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là rất cần thiết, rất quan trọng; song cũng rất khó và phức tạp, nhạy cảm.

UBTƯ MTTQ Việt Nam không chỉ chia sẻ với những khó khăn, vất vả và áp lực của cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật mà còn luôn sẵn sàng đồng hành cùng cơ quan chủ trì để có được dự thảo tốt nhất có thể trình Kỳ họp thứ 3, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.

Nam Dũng

21:51 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm