Theo dõi Báo Thanh tra trên
Bình An
Thứ tư, 15/05/2024 - 14:51
(Thanh tra) - Việc mua bán, sử dụng các loại giấy tờ giả không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật hành chính mà còn vi phạm và bị xử lý về hình sự theo Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Hành vi sản xuất, mua bán, sử dụng giấy tờ giả mạo sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Ảnh: BA
Xuất phát từ nhu cầu của một số người không muốn học thi hay không muốn tốn thời gian đi đến bệnh viện để khám sức khỏe nhưng lại muốn có bằng cấp, giấy tờ để làm hồ sơ xin việc hoặc sử dụng với những mục đích khác như thực hiện các hành vi lạm dụng, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản… Thời gian qua, mạng xã hội đã xuất hiện nhiều lời mời chào công khai dịch vụ nhận làm giả các loại bằng cấp, tài liệu, giấy tờ giả.
Các đối tượng rao bán một cách công khai với nhiều lời quảng cáo hấp dẫn như “đảm bảo bí mật về thông tin và chất lượng giấy tờ giả giống như thật 100%”, giá rẻ, lấy nhanh… Khách hàng chỉ cần lựa chọn loại giấy tờ mình có nhu cầu, cung cấp thông tin cá nhân phù hợp, địa chỉ nhận hàng, chỉ sau vài ngày là đã có thể nhận được giấy tờ.
Hành vi sản xuất, sử dụng giấy tờ giả gây hậu quả nghiêm trọng và hệ lụy để lại cho xã hội, tổ chức, cá nhân liên quan và ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, nhất là khi các đối tượng sử dụng vào mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, làm ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự, uy tín cá nhân và các cơ quan, tổ chức, mất niềm tin của cộng đồng. Trước thực trạng đó, các cơ quan chức năng đã đấu tranh mạnh với loại tội phạm này. Đồng thời cảnh báo nhiều thủ đoạn phạm tội để người dân nêu cao cảnh giác.
Đơn cử, ngày 12/5, Công an quận Tây Hồ, Hà Nội, đã ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với Bùi Đức Trung (SN 2003; ở số 5/23/131 Phượng Trì, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) để điều tra về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Theo tài liệu điều tra, để có đủ hồ sơ xin cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại Sở Du lịch Hà Nội, tháng 10/2023, Trung đã lên mạng xã hội đặt mua qua ứng dụng Zalo một bằng tốt nghiệp giả hệ cao đẳng của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội với giá 5 triệu đồng sau đó mang đi nộp hồ sơ.
Nguy hiểm hơn, các đối tượng còn sử dụng giấy tờ già cho các mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các ngân hàng. Tại vụ án sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức mà Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Đống Đa đang điều tra, khởi tố 14 đối tượng do Nguyễn Hữu Hoàng, là nhân viên một ngân hàng trên địa bàn Hà Nội cầm đầu.
Theo tài liệu điều tra, nhằm mục đích mở thẻ tín dụng cho khách hàng, các đối tượng đã đặt mua hợp đồng lao động, bảng sao kê tài chính của ngân hàng sau đó dùng các giấy tờ giả này để mở thẻ tín dụng cho nhiều cá nhân, từ đó hưởng lợi hàng trăm triệu đồng.
Những người sử dụng giấy tờ giả để mở thành công thẻ tín dụng, các đối tượng đã sử dụng hết tiền, chiếm đoạt tiền của ngân hàng, không thực hiện trả lãi và gốc theo quy định.
Trước đó, ngày 23/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Hưng Yên ra khởi tố bị can Trần Thị Thấm (SN 1981, trú tại thôn Liêu Hạ, xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ) về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Tại cơ quan điều tra, đối tượng Thấm khai nhận: Khoảng tháng 2/2024, Thấm sử dụng mạng xã hội Facebook truy cập vào một số hội nhóm thấy có bài viết đăng bán nhiều loại giấy tờ giả, bằng cấp giả khác nhau trong đó có giấy khám sức khoẻ giả. Qua số điện thoại trên bài viết, Thấm đã đặt mua với giá 100.000 đồng/1 tờ để đi xin việc và bán cho người có nhu cầu với giá 150.000 đồng/1 tờ.
Theo cơ quan chức năng, việc mua bán, sử dụng các loại giấy tờ giả không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật hành chính mà còn vi phạm và bị xử lý về hình sự theo Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Ngoài ra, trường hợp sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên thì có thể bị truy cứu mức cao nhất là 7 năm tù,
Công an tỉnh Hưng Yên khuyến cáo người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, trách nhiệm trong việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, không mua bán, sử dụng bằng cấp, giấy tờ, tài liệu giả. Nếu phát hiện có hành vi sử dụng, mua bán giấy tờ, bằng cấp giả cần thông báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương