Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Quý
Thứ ba, 12/11/2024 - 23:07
(Thanh tra) - Chính phủ vừa có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) các nội dung liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) tại các nghị định xử phạt VPHC đối với các nhóm chức danh.
Nhiều nhóm chức danh được bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Ảnh: MH
Ngày 14/11/2022, Quốc hội đã ban hành Luật Thanh tra năm 2022, trong đó, giao Chính phủ quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (TTCN) và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN (theo điểm c khoản 2 Điều 18, điểm b khoản 2 Điều 26, Điều 34, khoản 2 Điều 35, khoản 2 Điều 36,... Luật Thanh tra năm 2022).
Ngày 11/01/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng TTCN và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN (Nghị định số 03/2024/NĐ-CP).
Nghị định đã quy định cụ thể các cơ quan thanh tra tổng cục, cục được thành lập tại tổng cục, cục thuộc bộ và các cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN. Theo đó, một số cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010 nay không còn và nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra năm 2010 không còn được giao thực hiện chức năng TTCN.
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ thanh tra, có rất nhiều chức danh có thẩm quyền xử phạt VPHC được quy định tại Điều 46 Luật Xử lý VPHC. Do đó, khi chức năng, nhiệm vụ này có sự thay đổi trên cơ sở hệ thống pháp luật về thanh tra đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế dẫn đến cũng kéo theo chức năng, nhiệm vụ về xử phạt VPHC của các chức danh này cũng có sự thay đổi.
Xuất phát từ lý do nêu trên, hiện nay, công tác xử phạt VPHC của các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương gặp phải một số khó khăn:
Đối với một số trường hợp thay đổi nhiệm vụ, quyền hạn nên không còn thẩm quyền xử phạt VPHC dẫn đến việc chuyển hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền theo quy định để tiếp tục xử lý các hành vi VPHC nên không đáp ứng được tính kịp thời trong xử phạt theo quy định pháp luật; đối với những hồ sơ vụ việc VPHC do các cơ quan, người có thẩm quyền chuyên ngành chuyển đến (do không có thẩm quyền xử phạt), thì thường đòi hỏi người có thẩm quyền xử phạt phải có kĩ năng, nghiệp vụ chuyên ngành sâu (về lĩnh vực chuyên ngành) để có thể phát hiện chứng minh và xử lý các hành vi vi phạm này; việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC cũng gặp khó khăn (nhiều trường hợp không áp dụng được ngay) do thẩm quyền áp dụng biện pháp này phụ thuộc vào thẩm quyền xử phạt VPHC;...
Để có cơ sở xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt VPHC trong các lĩnh vực liên quan đến thẩm quyền xử phạt VPHC của các chức danh, Chính phủ báo cáo Ủy ban TVQH các nội dung liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt VPHC tại các nghị định xử phạt VPHC đối với các nhóm chức danh:
Các chức danh có thẩm quyền xử phạt VPHC thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Xử lý VPHC, cần xin ý kiến Ủy ban TVQH trước khi Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt tại các Nghị định xử phạt VPHC trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, cụ thể:
Các chức danh trước đây có thẩm quyền xử phạt và thuộc cơ quan thực hiện chức năng thanh tra (theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2010 và các nghị định về TTCN), nhưng theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2022 và Nghị định số 03/2024/NĐ-CP thì không còn được giao thực hiện chức năng TTCN.
Các chức danh là Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN (theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2010 và các nghị định về TTCN), nhưng theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2022 và Nghị định số 03/2024/NĐ-CP thì không còn được giao thực hiện chức năng TTCN, nhưng có cơ quan thanh tra trực thuộc.
Các chức danh thuộc cơ quan không phải là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, nhưng sau khi tổ chức, sắp xếp lại có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn.
Các chức danh là Thủ trưởng của cơ quan mới được chia tách từ cơ quan trước đây thực hiện chức năng thanh tra và có thẩm quyền xử phạt được quy định tại Luật Xử lý VPHC, nhưng cơ quan được chia tách này không được giao thực hiện chức năng TTCN.
Các chức danh có thẩm quyền xử phạt VPHC không thuộc trường hợp phải xin ý kiến Ủy ban TVQH theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Xử lý VPHC bao gồm:
Các chức danh thuộc cơ quan thực hiện chức năng thanh tra hiện đang được quy định thẩm quyền xử phạt tại Luật Xử lý VPHC và vẫn tiếp tục thực hiện chức năng thanh tra theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2022 và Nghị định số 03/2024/NĐ-CP;
Các chức danh là Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra mới được quy định tại Luật Thanh tra năm 2022 và Nghị định số 03/2024/NĐ-CP; Các chức danh không có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn (bao gồm cả các chức danh có sự thay đổi về tên gọi nhưng không có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn).
Đối với các chức danh mới có thẩm quyền xử phạt VPHC theo quy định pháp luật về thanh tra và các chức danh có sự thay đổi về tên gọi nhưng không có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn sẽ được quy định trong Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt VPHC trong các lĩnh vực liên quan đến thẩm quyền xử phạt VPHC của các chức danh sau khi Ủy ban TVQH cho ý kiến để xác định thẩm quyền xử phạt.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 13/11, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh khai mạc chương trình đào tạo nâng cao trình độ an toàn thông tin (ATTT) và diễn tập thực chiến đảm bảo ATTT mạng cho Đội Ứng cứu sự cố tỉnh và cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin năm 2024.
Lê Hữu Chính
20:46 13/11/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân đề nghị, tỉnh Thái Bình tăng cường công tác tuyên truyền về Luật Đất đai năm 2024 bằng nhiều hình thức để bảo đảm sự thống nhất, đồng thuận trong triển khai thi hành Luật…
Trọng Tài
20:39 13/11/2024Thái Hải
20:18 13/11/2024Hải Hà
15:26 13/11/2024Trọng Tài
13:14 13/11/2024Trọng Tài
11:17 13/11/2024Hoàng Hiệp
Ngọc Giàu
HT
Hương Giang
Trung Hà
Thanh Nhung
H.A
H.A
Kim Thành
Chu Tuấn