Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 15/04/2022 - 06:36
(Thanh tra) - Thanh tra Chính phủ đã ban hành Quy chế Quản lý đề tài khoa học thay thế Quy chế Quản lý đề tài ban hành theo Quyết định 2315/QĐ-TTCP ngày 8/9/2016.
Toàn cảnh cuộc họp phê duyệt thuyết minh Đề tài khoa học cấp bộ "Vai trò của cơ quan thanh tra trong quản lý hoạt động báo chí xuất bản". Ảnh: TH
Quy chế tiếp tục kế thừa quy định tại 1uy chế hiện hành về các nội dung: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; nguyên tắc quản lý đề tài; trình tự, thủ tục tuyển chọn cá nhân chủ trì thực hiện đề tài; thẩm định nội dung, tài chính của đề tài; phê duyệt thuyết minh và ký hợp đồng thực hiện đề tài; trình tự, thủ tục đánh giá nghiệm thu và quản lý sản phẩm đề tài; kinh phí thực hiện và quản lý đề tài; tổ chức thực hiện quy chế.
Quy chế quy định bổ sung thêm một số nội dung như phương thức giao trực tiếp chủ nhiệm đề tài là cá nhân có đủ năng lực và điều kiện chuyên môn phù hợp để thực hiện đề tài.
Đặc biệt là, bổ sung quy định về thay đổi chủ nhiệm đề tài. Đối với trường hợp vì lý do khách quan, chủ nhiệm đề tài không thể tiếp tục thực hiện đề tài nhưng Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra nhận thấy việc thực hiện đề tài vẫn cần thiết và khả thi, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra ra quyết định thay đổi chủ nhiệm đề tài và thời gian thực hiện đề tài cấp cơ sở; đề xuất Tổng Thanh tra Chính phủ ra quyết định thay đổi chủ nhiệm đề tài và thời gian thực hiện đề tài cấp bộ; ký lại hợp đồng nghiên cứu đề tài với chủ nhiệm đề tài được thay đổi
Quy chế Quản lý đề tài khoa học của Thanh tra Chính phủ gồm 6 chương, 31 điều.
Chương I: Quy định chung, gồm 7 điều quy định về: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc quản lý đề tài; phân loại đề tài; thời gian thực hiện đề tài; tiêu chuẩn đối với chủ nhiệm đề tài; thay đổi chủ nhiệm đề tài, chấm dứt hợp đồng nghiên cứu.
Chương II: Xác định đề tài, gồm 3 điều quy định về: Đề xuất đề tài; tư vấn xác định danh mục đề tài, phê duyệt danh mục đề tài.
Chương III: Giao trực tiếp và tuyển chọn chủ nhiệm đề tài, gồm 3 mục: Mục 1: Giao trực tiếp chủ nhiệm đề tài, gồm 03 điều quy định về: Thông báo về việc giao trực tiếp chủ nhiệm đề tài; hồ sơ đăng ký giao trực tiếp chủ nhiệm đề tài; hội đồng tư vấn giao trực tiếp chủ nhiệm đề tài; Mục 2: Tuyển chọn chủ nhiệm đề tài, gồm 04 điều quy định về: Thông báo về việc tuyển chọn chủ nhiệm đề tài; hồ sơ đăng ký tuyển chọn chủ nhiệm đề tài; hội đồng tư vấn tuyển chọn chủ nhiệm đề tài; đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn chủ nhiệm đề tài; Mục 3: Phê duyệt thuyết minh và ký hợp đồng nghiên cứu, 02 điều quy định về: Thẩm định nội dung, tài chính của đề tài; phê duyệt thuyết minh và ký hợp đồng nghiên cứu.
Chương IV: Nghiệm thu và quản lý sản phẩm đề tài, gồm 7 điều quy định về: Tự đánh giá kết quả thực hiện đề tài; chuẩn bị đánh giá nghiệm thu đề tài; hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu đề tài; tiêu chí và thang điểm đánh giá nghiệm thu đề tài; cách tính điểm và xếp loại đề tài; hoàn thiện, chuyển giao sản phẩm đề tài; quản lý sản phẩm đề tài và ứng dụng kết quả nghiên cứu.
Chương V: Kinh phí thực hiện và quản lý đề tài, gồm 3 điều quy định về: Kinh phí đề tài; lập dự toán, tạm ứng và quyết toán kinh phí đề tài; kinh phí quản lý đề tài.
Chương VI: Tổ chức thực hiện, gồm 2 điều quy định về: Hiệu lực thi hành; trách nhiệm thi hành.
Bên cạnh đó, quy chế bổ sung quy định về căn cứ xây dựng đề xuất đề tài, bao gồm 4 căn cứ: Chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ; Chiến lược Phát triển ngành Thanh tra và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra Chính phủ; định hướng nghiên cứu khoa học của Thanh tra Chính phủ; nội dung đề xuất có tính cấp bách cần triển khai ngay trong năm.
Bổ sung quy định nhằm tăng cường tính khách quan của các hội đồng tư vấn xét duyệt cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, hội đồng tư vấn tuyển chọn cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, hội đồng đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu của đề tài, cụ thể:
Người dự kiến là thành viên chính tham gia thực hiện đề tài không được tham gia hội đồng tư vấn xét chọn/tuyển chọn; người là thành viên chính tham gia thực hiện đề tài không được tham gia hội đồng đánh giá nghiệm thu.
Thành viên hội đồng tư vấn tuyển chọn cá nhân chủ trì thực hiện đề tài có tổng số điểm đánh giá chênh lệch từ 25% trở lên so với điểm đánh giá trung bình của các thành viên hội đồng còn lại thì điểm đánh giá của thành viên này không được chấp nhận. Kết quả đánh giá hồ sơ chỉ dựa trên kết quả cho điểm của các thành viên còn lại của hội đồng.
Thành viên hội đồng đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài có tổng số điểm đánh giá chênh lệch từ 25% trở lên so với điểm đánh giá trung bình của các thành viên hội đồng còn lại thì điểm đánh giá của thành viên này không được chấp nhận. Kết quả đánh giá nghiệm thu chỉ dựa trên kết quả cho điểm của các thành viên còn lại của hội đồng.
Ngoài ra, quy chế bổ sung quy định nhằm tăng cường tính ứng dụng của đề tài như: Điều chỉnh quy định về cách tính điểm giá trị ứng dụng của kết quả nghiên cứu. Điểm giá trị ứng dụng tối đa là 25 điểm. Trong đó, giá trị ứng dụng trong hoàn thiện thể chế, chính sách; hoạt động nghiệp vụ thanh tra; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; công tác xây dựng ngành Thanh tra; trong các lĩnh vực khác tối đa 15 điểm.
Bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành: Bài báo thuộc danh mục tạp chí do Hội đồng Giáo sư ngành Luật học công bố chấm điểm theo quyết định của Hội đồng Giáo sư Nhà nước tối đa 10 điểm; bài báo đăng trên Tạp chí Thanh tra tối đa 5 điểm đối với đề tài cấp bộ, tối đa 10 điểm đối với đề tài cấp cơ sở.
Bổ sung báo cáo đề xuất ứng dụng kết quả nghiên cứu trong danh mục sản phẩm nghiên cứu đề tài, trong đó quy định trách nhiệm của Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra trong việc gửi báo cáo đề xuất ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài tới các địa chỉ ứng dụng theo đề xuất của ban chủ nhiệm đề tài, kết luận của hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu đề tài và theo quyết định của Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra
Thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tiếp nhận, nghiên cứu, khai thác báo cáo đề xuất ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài do Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra gửi đến.
Thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ định kỳ hàng năm có báo cáo Tổng Thanh tra về tình hình, kết quả khai thác, ứng dụng các sản phẩm nghiên cứu khoa học của Thanh tra Chính phủ qua Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra.
Ngoài ra, quy chế bổ sung, sửa đổi một số nội dung khác như: Quy định về việc ghi mã số của đề tài; bổ sung, sửa đổi một số mẫu văn bản quản lý khoa học; sửa đổi quy định về hoàn thiện, chuyển giao sản phẩm đề tài đã được nghiệm thu, đánh giá.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.
Thái Hải
12:16 12/12/2024(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành