Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Một số nội dung giáo dục liêm chính cho công chức ngành Thanh tra

Thái Hải

Thứ năm, 23/11/2023 - 19:14

(Thanh tra) - Tại hội thảo hoàn thiện đề tài khoa học cơ sở “Giáo dục liêm chính cho cán bộ, công chức ngành Thanh tra”, bà Trần Thị Tú Uyên, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra - chủ nhiệm đề tài đã đưa ra một số nội dung giáo dục liêm chính cho công chức ngành Thanh tra như: Phải tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng; công chức phải có ý thức rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ thanh tra...

Bà Trần Thị Tú Uyên trình bày nội dung nghiên cứu. Ảnh: TH

Theo bà Trần Thị Tú Uyên, hiện nay, các nội dung về trách nhiệm giáo dục liêm chính cho công chức thanh tra và các biện pháp tổ chức thực hiện còn chưa được đề cập, quy định cụ thể, chưa tạo thành cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện một cách có hệ thống trong toàn ngành Thanh tra.

Trên thực tế, hoạt động chủ yếu về giáo dục liêm chính cho công chức ngành Thanh tra thời gian qua là thông qua các khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng dành cho thanh tra viên, thanh tra viên chính. Mỗi học viên tham gia chương trình bồi dưỡng được cung cấp một chuyên đề kiến thức về đạo đức công vụ bao gồm nhiều nội dung, trong đó có nội dung về liêm chính.

Đến nay, ngành Thanh tra chưa có được sự chủ động, bài bản và chuyên nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục liêm chính cho chính công chức trong ngành.

Với mục tiêu, góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề chung về giáo dục liêm chính cho công chức ngành Thanh tra, đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường giáo dục liêm chính cho công chức ngành Thanh tra, đề tài được nghiên cứu thành 3 chương, cụ thể: Chương 1: Một số vấn đề chung về giáo dục đạo đức liêm chính cho công chức ngành Thanh tra; Chương 2: Thực trạng giáo dục đạo đức liêm chính cho công chức ngành Thanh tra; Chương 3: Quan điểm, giải pháp giáo dục đạo đức liêm chính cho công chức ngành Thanh tra.

Việc giáo dục liêm chính cho công chức ngành Thanh tra có vai trò, ý nghĩa quan trọng, đó là xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra trong sạch, có phẩm chất đạo đức trong sáng, không tham nhũng, tiêu cực, xây dựng ngành Thanh tra vững mạnh, nâng cao uy tín của ngành Thanh tra; góp phần kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra, kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung theo tinh thần Hiến pháp, các nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực công tác của ngành Thanh tra.

Ngành Thanh tra đang đứng trước những yêu cầu nhiệm vụ ngày càng nặng nề, phức tạp đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra viên của ngành phải không ngừng học tập, trau dồi cả về bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và năng lực chuyên môn.

Trong thời gian tới, ngành Thanh tra cần quyết tâm thực hiện thắng lợi "Chiến lược Phát triển ngành Thanh tra năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", trong đó chú trọng vào các nhiệm vụ nghiên cứu, sửa đổi các quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá đội ngũ thanh tra viên theo hướng chuyên nghiệp. Triển khai đồng bộ, công khai, định kỳ thực hiện chuyển đổi vị trí công tác vừa là tránh tình trạng lạm quyền, vừa để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ qua nhiều lĩnh vực, nhiều vị trí công tác.

Kiện toàn cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ cũng như thanh tra bộ, thanh tra tỉnh để đảm bảo chức năng giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đồng thời đảm bảo việc quản lý tập trung, chỉ đạo thông suốt đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, thanh tra sở, thanh tra cấp quận/huyện, thành phố/thị xã.

Đây là căn cứ để xây dựng đề án vị trí việc làm toàn ngành Thanh tra ổn định lâu dài, có tính khoa học; xác định cụ thể các yêu cầu năng lực về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, đạo đức công vụ đối với từng vị trí công tác. Từ đó, Thanh tra Chính phủ sẽ xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của ngành một cách hiệu quả và tiết kiệm.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình công tác. Đây phải là việc làm thường xuyên để không những hình thành thói quen sử dụng công nghệ, mà còn giúp cho đội ngũ thanh tra viên của ngành tích cực đón nhận những điều mới, tiến bộ hơn, tránh lối tư duy bảo thủ, cá nhân.

Trường Cán bộ Thanh tra tiếp tục tích cực đẩy nhanh việc cập nhật giáo trình và phương pháp đào tạo. Ngoài ra, chương trình bồi dưỡng cần tăng thời lượng của học phần thực tế, thực hành kỹ năng nghiệp vụ cũng như bổ sung học phần về đạo đức công vụ. Đặc biệt, giáo trình học cần cập nhật thường xuyên các quy định pháp luật mới ban hành, các thông tin có tính thời sự trong nước và quốc tế.

Về nội dung giáo dục, bà Uyên cho biết, cần nhận thức về liêm chính và sự cần thiết phải bảo đảm liêm chính; các chuẩn mực liêm chính công chức ngành Thanh tra phải tuân thủ bao gồm: Phải tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng; công chức phải có ý thức rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ thanh tra; phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân; phải dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, không hoang mang khi thất bại, không kiêu ngạo khi thắng lợi; phải trung thực, luôn có chí tiến thủ, luôn tự phê bình và phê bình, không thành kiến, không giấu khuyết điểm, phải là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, phải vì dân vì nước; không giáo điều nói suông mà phải là đạo đức của hành động; phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Phải có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, không nên so bì xem công việc của mình có quan trọng hay không; công việc nào cũng cần thiết đối với cách mạng; khi đã làm việc gì dù gặp khó khăn, trở ngại cũng phải quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ; phải chấp hành nghiêm kỷ luật và có tinh thần sáng tạo trong thi hành công vụ, có ý chí cầu tiến bộ, luôn luôn phấn đấu trong công việc; công chức phải có tinh thần thân ái, hợp tác với đồng nghiệp trong thực hiện công việc.

Góp ý tại hội thảo, các đại biểu đánh giá nội dung đề tài đa dạng.

Chương 1 cần làm rõ liêm chính, giáo dục, giáo dục ở mức nào? Giáo dục công chức là gì? Đặc điểm. Nội dung giáo dục liêm chính là gì?

Chương 2, công chức ngành Thanh tra thực hiện những nhiệm vụ gì, bổ sung, chuẩn mực của các chức năng nhiêm vụ đó là thế nào? Cần bổ sung đánh giá sâu hơn về thực trạng.

Đạo đức liêm chính ngành Thanh tra sẽ gắn với lịch sử truyền thống ngành Thanh tra, nên đề tài cần bổ sung thêm chủ thể giáo dục, đối tượng giáo dục, nội dung giáo dục. Căn cứ vào các văn bản liên quan đến chức năng các cục, vụ, đơn vị. Có thể phân tích cả đạo đức trong nghiên cứu khoa học…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm