Theo dõi Báo Thanh tra trên
TQ
Thứ ba, 13/08/2024 - 21:37
(Thanh tra) - Chiều nay (13/8), Bộ Tài chính phối hợp với Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội và Bộ Quốc phòng tổ chức hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật số 69/2014/QH13 về quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Lấy ý kiến về dự thảo luật
Luật số 69/2014/QH13 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện, Luật số 69 đã bộc lộ nhiều điểm không phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh tình hình đất nước đã thay đổi. Việc lấy ý kiến về Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là rất cần thiết.
Nghị quyết số 12-NQ/TW, Trung ương yêu cầu xác định Nhà nước thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; thực sự đóng vai trò là nhà đầu tư, chủ sở hữu, bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm với các nhà đầu tư khác trong doanh nghiệp, không can thiệp hành chính vào trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, lúng túng, chưa thống nhất trong tổ chức thực hiện, cũng như đối với các doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cần xác định lại đối tượng điều chỉnh của Luật.
Theo ông Lê Quang Mạnh - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, việc xây dựng luật mới về nội dung này là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm tách bạch, phân định rõ chức năng của chủ sở hữu tài sản vốn Nhà nước với chức năng quản trị doanh nghiệp, cũng như chức năng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp.
Chia sẻ quá trình xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, dự thảo luật là luật rất quan trọng, tác động đến các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp quân đội.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng cho hay, với các nhóm chính sách được đưa ra trong dự thảo, đã nhận được nhiều phản hồi của doanh nghiệp. Ban soạn thảo đã và đang tiếp tục ghi nhận để hoàn thiện thêm.
Hiện nay, chủ trương của Đảng và Nhà nước là xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã phát triển lớn mạnh, song khối doanh nghiệp FDI với khoảng 73% - 75% sản phẩm xuất khẩu vẫn đang chiếm lĩnh thị trường. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam phải lớn mạnh lên, nhất là doanh nghiệp Nhà nước phải tạo ra đột phá để phát triển, đi vào những lĩnh vực khó, lĩnh vực sáng tạo.
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, để có được điều này thì chính sách pháp luật phải tạo được những điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp Nhà nước thúc đẩy phát triển, tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Phát biểu tại hội thảo, Thượng tướng Vũ Hải Sản - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đánh giá: Dự thảo Luật thay thế Luật số 69 đã được Bộ Tài chính chuẩn bị rất công phu. Nội dung bố cục khoa học, cụ thể hóa chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc hoàn thiện thể chế; tạo môi trường pháp lý trong quản lý, đầu tư của doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp quốc phòng, quân đội.
Dự thảo cũng kế thừa những thuận lợi cơ bản, khắc phục khó khăn sau 10 năm thực hiện Luật số 69. Ban Soạn thảo đã cụ thể hóa thành nhiều chủ trương quan trọng, tạo ra sự đổi mới, tiến bộ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời tạo động lực để doanh nghiệp phát triển.
Cũng theo Thượng tướng Vũ Hải Sản, thời gian qua, Bộ Quốc phòng đã thực hiện Kế hoạch Sắp xếp lại và Đề án Cơ cấu lại tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước đến hết năm 2025. Theo đó, doanh nghiệp quốc phòng đã giảm từ 104 doanh nghiệp còn 54 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Trong số này có 40 doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gắn với nhiệm vụ quân sự quốc phòng.
Các doanh nghiệp chủ yếu thuộc 3 lĩnh vực chính: nhóm doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị, nghiên cứu phát triển công nghiệp quốc phòng; nhóm doanh nghiệp đóng trên địa bàn chiến lược, kết hợp lao động sản xuất với bảo vệ biên giới, biển đảo Tổ quốc; nhóm doanh nghiệp kinh tế quốc phòng.
Mỗi nhóm doanh nghiệp đều có đặc thù riêng, vì vậy, Thượng tướng Vũ Hải Sản mong muốn ban soạn thảo lưu tâm các chính sách làm sao để doanh nghiệp quốc phòng, doanh nghiệp quân đội có thể vừa bảo đảm quy định về quản lý sử dụng vốn tại các doanh nghiệp, phải vừa đáp ứng yêu cầu, phù hợp hoạt động thực tiễn của quân đội, vừa góp phần phát triển kinh tế - xã hội lại vừa bảo đảm quốc phòng an ninh.
Dự kiến, Dự thảo sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp tháng 10/2024 tới đây và trình Quốc hội biểu quyết thông qua vào Kỳ họp tháng 5/2025.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.
Thái Hải
12:16 12/12/2024(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC