Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lấy dân làm gốc

Thanh Thanh

Thứ tư, 20/12/2023 - 22:25

(Thanh tra) - Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã bổ sung thêm thêm nội dung "dân giám sát, dân thụ hưởng" là một điểm mới, thể hiện nền dân chủ xã hội ngày càng được mở rộng, đi vào nền nếp trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân với quan điểm xuyên suốt: Lấy dân làm gốc.

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: H.D

Chiều 20/12, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương (UBTƯ) Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh chủ trì Hội nghị Nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ “MTTQ Việt Nam với việc thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”: Thực trạng và giải pháp”.

Đề tài gồm 3 chương, trong đó, chương 1 đề cập tới cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn về vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam trong thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; chương 2 đề cập tới thực trạng việc thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; chương 3 tập trung vào quan điểm và giải pháp pháp huy vai trò của MTTQ Việt Nam với việc thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Đề tài làm rõ cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn về vai trò, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam trong thực hiện và tham gia thực hiện phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng; làm rõ hơn khái niệm “dân giám sát”, bước đầu làm rõ khái niệm “dân thụ hưởng” và những vấn đề đặt ra cần giải quyết để hiện thực hóa quan điểm trong Văn kiện lần thứ XIII của Đảng.

Đồng thời đánh giá thực trạng việc thực hiện phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng theo nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam.

Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hoá, thực hiện tốt cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ"

 Nguyên Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực, Chủ nhiệm Đề tài nêu rõ, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng có ghi: "Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hoá, thực hiện tốt cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" và phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".

Văn kiện lần này đã bổ sung thêm thêm nội dung "dân giám sát, dân thụ hưởng". Đây là một điểm mới thể hiện nền dân chủ xã hội ngày càng được mở rộng, đi vào nền nếp trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân với quan điểm xuyên suốt: lấy dân làm gốc.

Bên cạnh đó, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” sau hơn 30 năm vận động trong cuộc sống đã đem lại hiệu quả rất tích cực, góp phần thực hiện thành công các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, đời sống của người dân được nâng cao, vị thế của đất nước ngày càng được khẳng định.

Thời gian qua, các công trình nghiên cứu, bài viết chủ yếu đề cấp đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, trong đó có những nội dung công khai để nhân dân biết, dân nhân bàn, dân làm, dân kiểm tra hay đề cập đến hoạt động giám sát của nhân dân ở cơ sở với góc độ là một trong những lĩnh vực cụ thể nhằm thực hiện dân chủ.

Đến nay, chưa có một công trình, bài viết nào đề cập đến vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc thực hiện phương châm dân thụ hưởng gắn liền với dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Các nội dung nghiên cứu còn rải rác, chưa có tính hệ thống, chủ yếu dưới dạng các bài viết có nội dung mang tính gợi mở, định hướng về việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Ngoài ra, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt, sâu và đầy đủ, toàn diện về mặt thực tiễn hướng đến việc thực hiện "dân thụ hưởng" của MTTQ Việt Nam.

Đồng thời, có nhiều vấn đề mới phát sinh trong xã hội như: cải cách hành chính, thể chế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền kinh tế số, Chính phủ số, xã hội số, cung ứng các dịch vụ công cho người dân… đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ.

Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” là hết sức cần thiết

 Theo ông Ngô Sách Thực, từ những bất cập nêu trên, có thể nói, việc nghiên cứu Đề tài “MTTQ Việt Nam với việc thực hiện phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” là hết sức cần thiết.

Đề xuất các giải pháp phát huy hơn nữa vai trò của MTTQ trong thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng, nhóm nghiên cứu tập trung vào nhóm giải pháp tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp ủy, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động; nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật. Đặc biệt là nhóm giải pháp đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh đánh giá cao những giải pháp mà Ban Chủ nhiệm Đề tài đã đưa ra, trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động.

Bên cạnh đó, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, đặc biệt MTTQ cần tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của mình để xứng đáng với vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.

Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh đề nghị nhóm nghiên cứu cần tiếp thu đầy đủ các ý kiến của đại biểu để đề tài bảo đảm hiệu quả, tính chặt chẽ, tính logic. Từ đó, thấy được vai trò, trách nhiệm của Mặt trận trong thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, đặc biệt là nội dung “dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

An Giang: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến ngành Thanh tra

An Giang: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến ngành Thanh tra

(Thanh tra) - Ngày 13/12, UBND huyện Châu Phú phối hợp với UBND huyện Châu Thành, tỉnh An Giang tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024.

Cảnh Nhật

12:51 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm