Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kiên quyết hồi giấy phép và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khai thác khoáng sản

Văn Thanh

Chủ nhật, 08/10/2023 - 09:16

(Thanh tra) - Mặc dù đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về việc thăm dò, cấp phép, khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, thế nhưng việc ngăn chặn, giám sát và xử lý đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Thanh Hóa còn chưa kịp thời.

Thanh Hóa kiên quyết thu hồi giấy phép và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khai thác khoáng sản. Ảnh: VT

Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý Nhà nước về hoạt động thăm dò, cấp phép, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Kết quả các hoạt động khoáng sản đã có nhiều chuyển biến tích cực, đi vào nền nếp, đảm bảo theo quy định của pháp luật; các ngành, các cấp chính quyền đã nâng cao trách nhiệm, phát huy hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước. Khoáng sản được quản lý, sử dụng ngày càng hiệu quả, tiết kiệm, cơ bản đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh.

Tuy nhiên, công tác quản lý, sử dụng khoáng sản vẫn còn những tồn tại, hạn chế; trong đó, việc ngăn chặn, giám sát, thanh tra và xử lý đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản còn chưa kịp thời.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại Công văn số 3454/VPCP-CN ngày 21/9/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc tình hình vi phạm nổi lên trong hoạt động khảo sát, quản lý, cấp phép, khai thác, sử dụng vật liệu xây dựng thông thường và các chỉ đạo có liên quan; để khắc phục các tồn tại, hạn chế nêu trên và tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các sở, ngành, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định có liên quan trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về quy hoạch, thăm dò khảo sát, đấu thầu, quản lý, cấp phép, khai thác, gia hạn nâng công suất khai thác, vận chuyển và xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản theo Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12; Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản, Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh có liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản.

Ngoài ra, UNBD tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên bổ sung, cập nhật và công khai thông tin về danh sách các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường gồm đất, đá, cát...

Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quy định, chế tài để kiểm soát về giá các vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh; trong đó, tập trung các giải pháp để tránh tình trạng các chủ mỏ thao túng, liên kết, cấu kết nhằm nâng giá vật liệu xây dựng thông thường; thanh tra, kiểm tra đối với các chủ mỏ vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản, kiên quyết tham mưu thu hồi giấy phép nếu đủ điều kiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.

Quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu và cơ chế giám sát quyền lực của người đứng đầu trong từng khâu, từng công việc, từng vị trí tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 10/10/2023.

Tiếp tục tăng cường công tác, thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, siết chặt kỷ cương trách nhiệm trong công tác cấp phép, quản lý hoạt động khai thác vật liệu xây dựng thông thường.

Tổ chức khảo sát, điều tra thông tin giá vật liệu xây dựng, tổng hợp báo cáo kết quả khảo sát giá vật liệu xây dựng trên địa bàn đối với các loại vật liệu xây dựng phổ biến và chủ yếu có trên địa bàn theo định kỳ hằng tháng, quý.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến thẩm quyền và trách nhiệm của UBND cấp huyện làm cơ sở để các chủ mỏ sớm hoàn thành việc thuê đất, đưa mỏ vào hoạt động; quản lý chặt chẽ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; tuyên truyền vận động các hộ gia đình, cá nhân có đất thuộc dự án hiểu được tầm quan trọng của việc thực hiện các dự án 6 khai thác khoáng sản phục vụ cho dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, để các hộ gia đình, cá nhân chấp thuận việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản.

Yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ngành, đơn vị, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện nghiêm đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra các vi phạm thuộc trách nhiệm được giao thực hiện, quản lý. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các cơ quan kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để được giải quyết.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm