Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước

Thái Hải

Thứ sáu, 09/09/2022 - 22:38

(Thanh tra) - Là tên đề tài khoa học cấp bộ do TS Lưu Bình Nhưỡng, Phó Ban Dân nguyện Quốc hội làm Chủ nhiệm được Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý vào ngày 9/9.

TS Lưu Bình Nhưỡng, Phó Ban Dân nguyện Quốc hội trình bày nội dung nghiên cứu. Ảnh: TH

Chủ nhiệm đề tài cho biết, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước; Chương 2: Thực trạng kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước; Chương 3: Giải pháp kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Hiện nay trong việc tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ còn hiện tượng phân biệt văn bằng, chứng chỉ giữa các loại hình đào tạo hoặc giữa các cơ sở đào tạo trong thi tuyển công chức. Trong qua trình thi tuyển công chức ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn còn hiện tượng phân biệt văn bằng giữa các loại hình đào tạo.

“Hiện tượng này không những vi phạm pháp luật về điều kiện thi tuyển công chức mà còn tạo ra sự bất bình đẳng đối với những người dự tuyển” - Chủ nhiệm Đề tài cho hay.

Nguyên nhân là do pháp luật chưa quy định kiểm soát quyền lực trong thông báo thi tuyển nên dẫn đến các cơ quan tự ý tuyển dụng theo ý của mình với mục đích làm quan ngại về chất lượng đào tạo của các hệ không chính quy vốn dĩ không được quản lý chặt chẽ. Với mong muốn nâng cao chất lượng đầu vào nên thực hiện bước sàng lọc ngay từ đầu nhưng thực chất là muốn tạo cơ hội cho những người chạy mua bằng cấp, chạy đủ tiêu chí để được thi tuyển.

Bên cạnh đó, một số cơ quan, địa phương tuyển dụng tự đặt ra điều kiện hộ khẩu để tạo ra “rào cản” đối với những người dự thi công chức như: Hà Nội, Đà Nẵng khi tổ chức thi tuyển công chức yêu cầu người đăng ký dự thi phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Việc này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn hạn chế quyền Hiến pháp của công dân, vi phạm Luật Cư trú về cấm “lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân”.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: TH

Mặt khác, các cơ quan tuyển dụng công chức sau khi ra thông báo về việc thi tuyển thường trực tiếp tổ chức phát hành và bán hồ sơ cho các thí sinh. Điều này đã từng làm nảy sinh những tiêu cực, dẫn đến người có nguyện vọng dự thi công chức bị “sách nhiễu” trong việc mua hồ sơ dự tuyển. Việc này cũng do pháp luật chưa có quy định kiểm soát quyền lực trong phát hành hồ sơ đăng ký thi công chức, viên chức nên dẫn đến một số cơ quan tự ý bán hồ sơ đăng ký dự tuyển trái quy định.

Ngoài ra, thời hạn nhận hồ sơ đăng ký dự thi công chức chưa được thực hiện không thống nhất, hầu hết các địa phương áp dụng theo hướng thời gian từ khi bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đến khi kết thúc ít nhất 30 ngày; thời gian thi và hình thức thi một số môn không đúng quy định; thiếu cơ sở kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, tuyển dụng.

Thiếu kiểm soát quyền lực dẫn đến việc thi tuyển công chức, viên chức chưa thực sự đáp ứng mục đích, yêu cầu đặt ra là chọn được những người tài, đức và đảm bảo nâng cao trình độ công chức. Nhiều cơ quan, địa phương chưa thực sự đảm bảo tính dân chủ, công khai, công bằng trong thi tuyển; một số chính sách, quy định về tuyển dụng công chức còn thiếu đồng bộ, chưa sát với tình hình thực tế ở địa phương; có nơi bố trí, sử dụng còn nặng về chính sách, còn có biểu hiện thiếu dân chủ, cục bộ, khép kín chưa bám sát quy hoạch và tiêu chuẩn công chức…

Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Do quá trình tiếp nhận, tuyển dụng giao toàn quyền cho người có thẩm quyền quyết định từ A đến Z mà không có quy định kiểm soát quyền lực; do hạn chế trong sự phát triển công chức ở nước ta hiện nay chưa đồng bộ giữa quy định của pháp luật và hoạt động tiếp nhận, tuyển dụng…

Cho ý kiến tại hội thảo, các đại biểu đều nhấn mạnh: Đây là một đề tài mang tính thời sự, tính cấp thiết và rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Theo các đại biểu, Chủ nhiệm Đề tài cần chỉnh sửa lại mục tiêu chung; về cơ sở lý luận tại Chương I, đề tài đã dành nhiều cho phần khái niệm như công chức, viên chức, cán bộ và các khái niệm về tiếp nhận, bổ nhiệm điều động cán bộ, công chức và chưa có cảm giác tách hết được các mục tiêu cụ thể mà đề tài đặt ra. Các đại biểu cho rằng, nên chăng tập trung vào các khái niệm mới, chuyên sâu hơn đó là quyền lực. Quyền lực trong các hoạt động đã nêu, kiểm soát quyền lực trong hoạt động tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm trong các cơ quan hành chính nhà nước là gì?

Ở Chương 2, đề tài đã mô tả chi tiết thực chất các quy trình tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm, điều động cán bộ. Tuy nhiên, còn dàn trải, chỉ mới nêu ra các thực trạng về pháp luật về kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính nhà nước mà chưa nêu được thực tiễn của nó. Nên chăng, Ban Chủ nhiệm đề tài cần bổ sung thêm mặt thực tiễn kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước; đưa ra các mô hình về những quy trình đề cập từ đó giải thích chứ không nên trích dẫn quá nhiều quy định của Đảng, pháp luật về các hoạt động này làm cho đề tài trở nên dàn trải và khó theo dõi…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm