Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 16/03/2021 - 06:37
(Thanh tra)- Thực hiện Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 6/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Thanh tra Chính phủ đã pháp điển xong đối với đề mục phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền pháp điển của Thanh tra Chính phủ.
Ảnh minh họa. Nguồn: http://tuyengiao.vn
Điều 18.2.TT.4.4. Những trường hợp chưa hoặc không chuyển đổi
(Điều 4 Thông tư số 10/2014/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2015)
1. Những trường hợp sau đây đã đến thời hạn chuyển đổi nhưng chưa thực hiện chuyển đổi; việc chuyển đổi được thực hiện khi không còn lý do để chưa chuyển đổi:
a) Công chức đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật;
b) Công chức đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra hoặc có liên quan đến công việc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra;
c) Công chức đang điều trị bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế, đi học dài hạn hoặc được cử đi biệt phái;
d) Công chức nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trường hợp phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (do vợ mất hoặc trường hợp khách quan khác) thì công chức nam cũng được áp dụng như công chức nữ;
đ) Công chức đang làm Trưởng Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Tổ trưởng Tổ xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo; Tổ trưởng Tổ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra.
2. Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng trước khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Điều 18.2.TT.5.3. Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi
(Điều 3 Thông tư số 32/2015/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2015)
1. Về lĩnh vực nông nghiệp: Các vị trí công tác thực hiện việc thẩm định hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, văn bằng, chứng chỉ gồm:
a) Giấy phép, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật (kể cả thủy sản);
b) Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng không có tên trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; bằng bảo hộ giống cây trồng; chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; văn bản công nhận giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam;
c) Giấy phép nhập khẩu phân bón; giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với giống cây trồng và phân bón xuất khẩu; văn bản công nhận phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam;
d) Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
đ) Giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, môi trường chăn nuôi;
e) Giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin vi sinh vật dùng trong thú y; giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y; giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y; giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y; chứng chỉ hành nghề thú y;
g) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (chứng thư); công nhận doanh nghiệp được phép xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc động vật vào Việt Nam thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Về lĩnh vực lâm nghiệp:
a) Các vị trí công tác thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ trong lĩnh vực lâm nghiệp gồm: Giấy phép khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật động vật, thực vật hoang dã;
b) Các vị trí công tác trong lực lượng kiểm lâm gồm: Kiểm lâm đặc nhiệm; kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm lâm tại các trạm cửa rừng; trạm Kiểm lâm các khu rừng phòng hộ, đặc dụng.
3. Về lĩnh vực thủy sản: Các vị trí công tác thực hiện việc thẩm định hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, chứng chỉ, chứng thư gồm:
a) Giấy phép khai thác thủy sản, hoạt động ở vùng biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác;
b) Giấy phép nhập khẩu giống thủy sản, thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý,
cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản để khảo nghiệm, nghiên cứu, giới thiệu hội chợ triển lãm; văn bản thông báo chất lượng giống thủy sản nhập khẩu; văn bản xác nhận thức ăn thủy sản; văn bản thông báo kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu; văn bản công nhận thức ăn thủy sản; giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam; giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác; giấy chứng nhận thủy sản khai thác; giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ;
c) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, bè cá; giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, bè cá;
d) Chứng chỉ về thuyền trưởng và máy trưởng tàu cá;
đ) Văn bản chỉ định các phòng kiểm nghiệm, thử nghiệm; công nhận cơ sở tham gia chương trình chứng nhận thủy sản xuất khẩu theo từng thị trường.
4. Về lĩnh vực thủy lợi: Các vị trí công tác thực hiện việc thẩm định hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép gồm:
a) Giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.
Điều 18.2.TT.5.4. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
(Điều 4 Thông tư số 32/2015/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2015)
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là 03 năm (đủ 36 tháng) đối với các vị trí công tác quy định tại Điều 3 Thông tư này.
Điều 18.2.LQ.26. Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác
(Điều 26 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)
1. Định kỳ hàng năm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải ban hành và công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn theo thẩm quyền quản lý cán bộ.
2. Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, trường hợp cụ thể phải chuyển đổi vị trí công tác, thời gian thực hiện chuyển đổi, quyền, nghĩa vụ của người phải chuyển đổi vị trí công tác và biện pháp tổ chức thực hiện.
Điều 18.2.TT.1.6. Tổ chức thực hiện
(Điều 6 Thông tư số 35/2010/TT-BGDĐT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/01/2011)
1. Hàng năm, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cấp ủy, công đoàn, đoàn thanh niên (nếu có) cùng cấp xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo phân công, phân cấp hiện hành về công tác tổ chức cán bộ và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Quy trình thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức
a) Chuyển đổi trong cơ quan, tổ chức và đơn vị
- Công chức, viên chức báo cáo kết quả công tác trong thời gian được giao nhiệm vụ và đề xuất vị trí công tác chuyển đổi;
- Tổ chức hội nghị gồm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, Bí thư chi bộ (Đảng bộ), Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thảo luận về các vị trí chuyển đổi trong cơ quan, đơn vị;
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận xét, đánh giá đối với công chức, viên chức được thực hiện chuyển đổi, tổ chức thực hiện việc bàn giao và chuyển đổi vị trí công tác.
b) Chuyển đổi giữa các cơ quan, tổ chức và đơn vị
- Công chức, viên chức báo cáo kết quả công tác trong thời gian được giao nhiệm vụ và đề xuất nguyện vọng nơi được chuyển đến;
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và đơn vị nhận xét, đánh giá đối với công chức, viên chức được thực hiện chuyển đổi;
- Gửi hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức giữa các cơ quan, tổ chức và đơn vị để xem xét, quyết định;
- Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chuyển đổi.
3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong ngành giáo dục có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện định kỳ chuyển đổi hàng năm trước ngày 01 tháng 11 hằng năm cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
Điều 18.2.TT.3.3. Tổ chức thực hiện
(Điều 3 Thông tư số 59/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015)
1. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc ngành tài nguyên và môi trường có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức năm sau liền kề thuộc thẩm quyền sử dụng sau khi được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước ngày 31 tháng 10 hàng năm.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường tình hình thực hiện Thông tư này trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.
3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.
(Còn nữa)
Việt Hồng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.
Thái Hải
12:16 12/12/2024(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC