Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ ba, 14/12/2021 - 22:16
(Thanh tra) - Ngày 14/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) tổ chức hội thảo lấy ý kiến nhằm hoàn thiện nội dung nghiên cứu đề tài khoa học cơ sở với chủ đề: “Thanh tra chuyên đề diện rộng - Thực trạng và giải pháp” do ThS. Lê Văn Đức, Phó trưởng Phòng Thông tin, Tư liệu và Thư viện, Viện CL&KHTT làm chủ nhiệm, chủ trì hội thảo.
ThS. Lê Văn Đức cho rằng, pháp luật về thanh tra còn thiếu vắng các quy định về thẩm quyền của cơ quan thanh tra trong tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện thanh tra chuyên đề diện rộng. Ảnh: TH
Theo ThS. Lê Văn Đức thanh tra chuyên đề diện rộng giúp cho chủ thể quản lý đánh giá toàn diện việc thực hiện một chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng quản lý cũng như góp phần làm tăng tính liên kết, tính hệ thống trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra và hạn chế sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra.
Tuy nhiên, pháp luật về thanh tra hiện nay chưa làm rõ bản chất pháp lý về thanh tra chuyên đề diện rộng với tính chất là một nội dung của quản lý; pháp luật về thanh tra còn thiếu vắng các quy định về thẩm quyền của cơ quan thanh tra trong tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện thanh tra chuyên đề diện rộng; các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục trong hoạt động thanh tra, kết luận thanh tra chưa phù hợp khi áp dụng đối với thanh tra chuyên đề diện rộng.
Những tồn tại, hạn chế trên xuất phát từ một số nguyên nhân như: tổ chức bộ máy các cơ quan thanh tra chưa phù hợp với việc thực hiện thanh tra chuyên đề diện rộng; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra chưa phù hợp với việc tổ chức thực hiện thanh tra chuyên đề diện rộng; vai trò của Thanh tra Chính phủ trong việc ban hành văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về thanh tra chuyên đề diện rộng chưa kịp thời, đầy đủ.
Về thực trạng tổ chức thực hiện thanh tra chuyên đề diện rộng hiện nay, ThS. Đức cho biết, đối với cơ quan chủ trì thanh tra chuyên đề diện rộng, việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của các cơ quan thanh tra chưa được quan tâm, chú trọng; việc xây dựng đề cương thanh tra chưa sát với thực tế. Nội dung đề cương còn chung chung, đề cương thanh tra chỉ phù hợp với cơ quan chủ trì thanh tra mà chưa phù hợp với các cơ quan tiến hành thanh tra; việc chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan thanh tra cấp trên với cơ quan thanh tra cấp dưới chưa bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả; Báo cáo kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng phụ thuộc nhiều vào kết quả thanh tra của các cơ quan thanh tra mà chưa có nhiều kết quả từ hoạt động của cơ quan chủ trì thanh tra chuyên đề diện rộng.
Đối với các cơ quan có trách nhiệm thực hiện thanh tra chuyên đề diện rộng thì chưa tuân thủ đầy đủ, kịp thời định hướng chương trình thanh tra và hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra Chính phủ; việc tuân thủ nội dung, phạm vi thanh tra chưa đầy đủ, còn hiện tượng bỏ trống nội dung thanh tra; việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo về thanh tra của một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêm túc, chất lượng báo cáo còn hạn chế, thời gian báo cáo chưa kịp thời gây khó khăn trong việc tổng hợp báo cáo công tác thanh tra.
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra chuyên đề diện rộng trong thời gian tới, đề tài được xây dựng với 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về thanh tra chuyên đề diện rộng; Chương 2: Thực trạng việc thực hiện quy định pháp luật và tổ chức thực hiện thanh tra chuyên đề diện rộng; Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thanh tra thanh tra chuyên đề diện rộng.
Cho ý kiến vào nội dung nghiên cứu của đề tài, các đại biểu tham dự hội thảo đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm rõ được quan niệm của thanh tra chuyên đề diện rộng; đặc điểm của thanh tra chuyên đề diện rộng với những nội dung về chủ thể, phạm vi thanh tra nội dung thanh tra, mục đích thanh tra và phương thức tổ chức thực hiện.
Phần lý luận đã làm rõ quan niệm quản lý Nhà nước về thanh tra: “Quản lý Nhà nước về thanh tra được hiểu là việc các cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao để tổ chức, điều hành công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình nhằm đạt được mục tiêu của công tác thanh tra.
Quản lý Nhà nước về công tác thanh tra có những đặc điểm chung của quản lý Nhà nước nhưng bản thân thanh tra là một trong những nội dung, phương thức của quản lý Nhà nước nên quản lý Nhà nước về công tác thanh tra có thể coi là “quản lý đối với quản lý”.
Đề tài cũng chỉ ra được những đặc điểm của thanh tra chuyên đề diện rộng với những nội dung về chủ thể, phạm vi thanh tra nội dung thanh tra, mục đích thanh tra và phương thức tổ chức thực hiện. Đặc biệt, Chương 2 của đề tài đã chỉ rõ được những tồn tại, hạn chế về thực trạng việc thực hiện quy định pháp luật và tổ chức thực hiện thanh tra chuyên đề diện rộng hiện nay với số liệu và thông tin phong phú.
Các giải pháp, kiến nghị mà đề tài đưa ra mang tính thực tiễn, bao gồm các giải pháp về hoàn thiện pháp luật thanh tra; giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thanh tra chuyên đề diện rộng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh