Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Góp phần kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập

Thái Hải

Thứ sáu, 19/03/2021 - 21:11

(Thanh tra) - Ngày 19/3, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức tọa đàm khoa học về việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy theo tinh thần Nghị định số 120/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định số 120).

Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: TH

Số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người

Phát biểu tại buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Quốc Văn cho biết, mục đích của buổi tọa đàm giới thiệu, hướng dẫn, chia sẻ các vấn đề liên quan đến Nghị định số 120/NĐ-CP ngày 7/10/2020.

TS. Văn cũng cho biết, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập trên cả nước thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 120 rất lớn. Ngay tại Thanh tra Chính phủ, có 5 đơn vị sự nghiệp công lập: Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra; Báo Thanh tra; Tạp chí Thanh tra; Trường Cán bộ Thanh tra và Trung tâm Thông tin cũng đang trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định trên.

Thảo luận tại buổi tọa đàm, ông Vũ Hoài Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ cho biết, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 120 về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2020. Theo đó, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình các đơn vị sự nghiệp cần xây dựng bộ máy tinh gọn hơn (tổ chức bộ máy bên trong).

Theo ông Nam, Nghị định 120 tập trung vào một số nội dung chính như: Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể:

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập các đơn vị này thì số lượng người làm việc là viên chức tối thiểu được xác định theo Đề án thành lập.

Đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp thì số lượng người làm việc tối thiểu bao gồm viên chức và người làm chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ hợp đồng lao động.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài thì số lượng người làm việc do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập; có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

Về điều kiện tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập, điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng quy định về số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành).

Điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập: Không còn chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý Nhà nước; không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; ba năm liên tiếp hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền; tực hiện theo quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Không quá 3 cấp phó trên một đơn vị sự nghiệp công lập

Nghị định quy định khung về số lượng cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ được bố trí bình quân không quá 3 người trên một đơn vị; các đơn vị khác được thực hiện theo Đề án thành lập (trong trường hợp thành lập mới) hoặc Đề án tự chủ của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ được bố trí bình quân không quá 3 người trên một đơn vị; các đơn vị khác được bố trí không quá 3 người.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ được bố trí bình quân không quá 3 người trên một đơn vị.

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ (trừ các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ), đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp tỉnh có từ 20 người làm việc là viên chức trở xuống được bố trí không quá 2 cấp phó; có trên 20 người làm việc là viên chức được bố trí không quá 3 cấp phó.

Sẽ gặp vướng mắc khi thực hiện việc sắp xếp cơ cấu tổ chức

Theo Nghị định số 120, Chính phủ có thẩm quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ theo quy định của luật chuyên ngành.

Bên cạnh đó, đối với đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập trước ngày 1/12/2020, các đơn vị không đáp ứng điều kiện về số lượng người làm việc tối thiểu phải tổ chức lại trước ngày 31/3/2021. Các đơn vị có số lượng cấp phó nhiều hơn số lượng cấp phó thì trong thời hạn 12 tháng phải sắp xếp số lượng cấp phó của đơn vị theo đúng quy định của Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.

Trường hợp sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập làm tăng số lượng cấp phó của đơn vị so với quy định tại Nghị định này thì trong thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày thực hiện sắp xếp, cơ quan trực tiếp quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm sắp xếp, bố trí để giảm số lượng cấp phó, bảo đảm phù hợp với quy định; chỉ được bổ sung khi số lượng cấp phó thấp hơn quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.

Đại diện, Tạp chí Thanh tra, Thanh tra Chính phủ cho biết, mục đích, yêu cầu, ý nghĩa thực hiện Nghị định 120 tương đối rõ về tổ chức, bộ máy, quy định số lượng cấp phó, cấp phòng... góp phần kiện toàn về tổ chức bộ máy Nhà nước nói chung và các đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng.

Đối với Thanh tra Chính phủ, việc kiện toàn tổ chức bộ máy bên trong không quá phức tạp, do các bộ, ngành đều có các chức năng cơ bản tương ứng với chức năng nhiệm vụ của 5 đơn vị sự nghiệp của Thanh tra Chính phủ hiện nay.

Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện Nghị định 120, Tạp chí Thanh tra với tư cách là một trong số 5 đơn vị sự nghiệp của Thanh tra Chính phủ đã có một số vướng mắc khi triển khai Nghị định này: Số lượng lãnh đạo cấp phòng sẽ bị dư sau khi sáp nhập, theo đó một số phòng có 2 cấp phó trong khi số lượng người chỉ từ 7-8 người; Đề án vị trí việc làm chưa được Thanh tra Chính phủ triển khai do vậy việc triển khai Nghị định 120 gặp một số khó khăn; Việc triển khai theo Nghị định 120 sẽ có những thay đổi về chức danh lãnh đạo tại các đơn vị sự  nghiệp công lập. Những thay đổi quy định về tự chủ tài chính khi triển khai Nghị định này.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm