Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 03/07/2018 - 15:30
(Thanh tra)- Luật Tố cáo (TC - sửa đổi) bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019, đã quy định rõ việc giải quyết TC trong trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết; TC tiếp và giải quyết lại vụ việc TC.
3 căn cứ giải quyết lại TC
Theo đó, trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết TC là không đúng quy định của pháp luật thì người TC có quyền TC tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết TC.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được TC tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết TC phải xem xét hồ sơ giải quyết vụ việc TC trước đó; trường hợp cần thiết, làm việc trực tiếp với người TC về nội dung TC tiếp, thu thập thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan để quyết định xử lý đối với TC tiếp.
Việc xử lý được thực hiện như sau:
- Trường hợp việc giải quyết TC trước đó là đúng quy định của pháp luật thì không giải quyết lại vụ việc TC, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người TC về việc không giải quyết lại;
- Trường hợp việc giải quyết TC trước đó là không đúng thẩm quyền thì tiến hành giải quyết TC theo thẩm quyền hoặc chuyển TC đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TC;
- Trường hợp việc giải quyết TC trước đó có 1 trong 3 căn cứ (kết quả xác minh hoặc kết luận nội dung TC thiếu chính xác hoặc thiếu khách quan; bỏ sót, bỏ lọt thông tin, tài liệu, bằng chứng quan trọng trong khi xác minh hoặc kết luận nội dung TC; áp dụng không đúng pháp luật trong quá trình xác minh hoặc kết luận nội dung TC) thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết lại vụ việc TC theo thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết TC quy định.
Luật TC (sửa đổi) cũng quy định rõ, kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc TC phải có các nội dung chính như kết quả xác minh nội dung TC; căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật; kết luận về nội dung TC là đúng, đúng một phần hoặc TC sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung TC; các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật; kiến nghị xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết.
Bên cạnh đó, kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc TC phải kết luận về những nội dung vi phạm trong quá trình giải quyết TC của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết TC trước đó; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc giải quyết TC.
Quá thời hạn, TC chưa được giải quyết, xử lý thế nào?
Cũng theo Luật TC (sửa đổi), nếu quá thời hạn (30 ngày kể từ ngày thụ lý TC, không quá 60 ngày đối với vụ việc phức tạp và không quá 90 ngày với vụ việc đặc biệt phức tạp) mà TC chưa được giải quyết, người TC có quyền TC tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết TC.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được TC tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có văn bản yêu cầu người giải quyết TC báo cáo về quá trình giải quyết TC, lý do về việc chậm giải quyết TC và xác định trách nhiệm giải quyết TC.
Kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp, trong thời hạn 5 ngày làm việc, người giải quyết TC phải gửi báo cáo theo quy định; tiếp tục giải quyết TC theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp và báo cáo kết quả giải quyết.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc giải quyết TC; thông báo cho người TC biết về việc xem xét, giải quyết TC; áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người có thẩm quyền mà không giải quyết TC theo đúng thời gian quy định.
Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết TC có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu không khách quan thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết vụ việc TC.
Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết quy định việc giải quyết TC trong trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa giải quyết.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.
Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trọng Tài
Nam Dũng