Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 12/06/2018 - 14:10
(Thanh tra)- Nghị định phát triển và quản lý ngành phân phối mà Bộ Công Thương đang dự thảo, có những điều khoản liên quan trực tiếp đến hoạt động siêu thị mà theo nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú là xa rời với thực tế.
Ông Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội. Ảnh: T.A
+ Dự thảo Nghị định phát triển và quản lý ngành phân phối mà Bộ Công Thương mới đưa ra, có nội dung quy định về khuyến mại; điều kiện kinh doanh, thậm chí là quy định giờ mở cửa... có nhiều ý kiến cho đó là cứng nhắc và làm khó doanh nghiệp (DN), ông suy nghĩ như thế nào?
- Mới đây, Sở Công Thương TP Hà Nội còn cho phép các siêu thị được tự do khuyến mãi. Theo tôi, điều quan trọng là khuyến mãi phải trung thực. Vấn đề này thuộc về các sách lược, chiến lược kinh doanh của DN, nên để DN tự do trong khuôn khổ pháp luật như Luật DN, Luật Thương mại cho phép.
Khi đềxuất xây dựng Dự thảo Nghị định của Chính phủ về phát triển và quản lý ngành phân phối, mục tiêu Bộ Công Thương đưa ra là khắc phục những vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn thi hành, đồng thời đảm bảo tính kế thừa của các quy định còn phù hợp của các văn bản có liên quan như Nghị định số 02 và Nghị định số 114... nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng và trung tâm đấu giá hàng hóa cũng như các hoạt động kinh doanh bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại, mua bán sáp nhập có liên quan.
Đồng thời nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế về phát triển và quản lý ngành phân phối; bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo hàng hóa lưu thông tại các kênh phân phối này có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, dự thảo nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối do Bộ Công Thương soạn thảo có nhiều bất cập, can thiệp vào quyền tự chủ kinh doanh và có nguy cơ biến tướng thành các điều kiện kinh doanh bất hợp lý.
Thêm nữa, về chuyện giờ giấc mở cửa. Tôi còn nhớ cách đây chưa lâu, một vị lãnh đạo Hà Nội đã yêu cầu các siêu thị phải mở cửa trong 3 ngày Tết. Sau đó, có siêu thị nào thực hiện hay không là câu chuyện khác. Trên thực tế, nếu siêu thị nào bảo đảm các điều kiện tốt về kinh doanh thì cứ hoạt động kéo dài đến mức tối đa có thể cho phép để phục vụ nhân dân, thúc đẩy cung cầu phát triển. Song thời gian quy định hoạt động bao nhiêu tiếng một ngày thì cũng không nên cứng nhắc. Ví dụ như ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhu cầu hoạt động đô thị đặc biệt cần kéo dài thời gian phục vụ có thể lên tới gần 20 tiếng 1 ngày, song với vùng cao, các tỉnh lẻ thì có thể chỉ đến 7-8 giờ tối đóng cửa là phù hợp, hoặc thậm chí nếu ít khách thì DN có thể mở cửa từ 6 - 8 tiếng 1 ngày thôi. Nếu không, chi phí phải đảm bảo bấy nhiêu tiếng 1 ngày thì khó phù hợp với tất cả cơ sở kinh doanh trên cả nước.
Một hoạt động tại siêu thị. Ảnh: T. A
+ Là một trong những người làm siêu thị sớm nhất tại Hà Nội hàng chục năm qua, sau đó đảm nhiệm vị trí lãnh đạo Sở Công Thương, theo kinh nghiệm của ông, làm thế nào để Nghị định trên khi ban hành có thể đi vào thực tế cuộc sống?
- Một điều lo ngại đối với các DN nhỏ, nếu dự thảo Nghị định trên không kịp thời sửa đổi, thậm chí là xảy ra câu chuyện DN lớn “nuốt” DN bé trong lĩnh vực bán lẻ. Nguy cơ tạo ra thế độc quyền cho các ông lớn có thể diễn ra và hệ lụy kéo theo đó về các cuộc thâu tóm và chi phối thị trường là không loại trừ.
Tôi cho rằng những quy định xa rời thực tế như vậy là do chưa hỏi ý kiến rộng rãi đối với người dân và DN... Các cơ quan có quyền ra văn bản nhưng nếu không lấy ý kiến rộng rãi để hoàn thiện thì chính sách ấy sẽ không đi vào cuộc sống.
Mặt khác, Chính phủ đang yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí, cắt thủ tục để DN phát triển thế nhưng dự thảo Nghị định này, tôi nghĩ không chừng lại “tiếp tay cho các ông lớn”.
+ Xin cảm ơn ông!
Tràng An
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.
Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn