Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đợi họp mới giải quyết được công việc thì không phải là chính quyền đô thị

Thứ sáu, 07/09/2018 - 21:22

(Thanh tra) - “Một ông Chủ tịch lúc nào cũng đợi họp mới giải quyết được vấn đề thì không phải là chính quyền đô thị. Chúng ta phải xây dựng được chính quyền hành động vì nhân dân”, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, PGS.TS Lê Minh Thông nhấn mạnh.

PGS. TS Lê Minh Thông (Trợ lý Chủ tịch Quốc hội)

Ngày 7/9, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý của Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên lãnh đạo TP và các chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị.

Phát biểu tại đây, PGS. TS Lê Minh Thông (Trợ lý Chủ tịch Quốc hội) nhận định, xây dựng chính quyền đô thị không phải chỉ tập trung vào mô hình hoạt động. Điều quan trọng là, thẩm quyền và cách thức quản lý cần phải thay đổi.

Theo ông Thông, với nhân dân, cách thức bộ máy của chúng ta ứng như thế nào mới quan trọng.

“Còn cứ ngày nào cũng họp, lúc nào cũng họp thì không ổn. Một ông Chủ tịch lúc nào cũng đợi họp mới giải quyết được vấn đề thì không phải là chính quyền đô thị. Chúng ta phải xây dựng được chính quyền hành động vì nhân dân”, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc lưu ý, muốn làm được chính quyền đô thị, Hà Nội phải giành quyền chủ động trong sứ mệnh của mình - không chỉ phát triển Thủ đô mà còn là trung tâm đầu não để phát triển đất nước.

Với các tầng, nấc trung gian, trong đó có HĐND cấp quận, phường, theo ông Phúc, nên giảm bớt.

“Với tầng nấc như hiện nay thì đủ các thứ họp hành lu bù, nhưng cuối cùng thì ai quyết, ai chịu trách nhiệm. Tôi có cảm giác hệ thống của chúng ta không đủ quyền, không đủ trách nhiệm trong việc thực hiện sứ mệnh của mình”, ông Phúc nói.

Ông Phúc cho rằng, “nếu bước đi mạnh mẽ” trong chính quyền đô thị thì Hà Nội nên tổ chức theo mô hình một cấp chính quyền hoàn chỉnh ở TP và 2 cấp hành chính. Không nên tổ chức HĐND cấp quận và phường, nhưng vẫn tổ chức HĐND cấp xã.

Cùng chung đánh giá cấp trung gian trong bộ máy hành chính còn rất lớn, theo GS. TS Tạ Ngọc Tấn, đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị được xây dựng trước hết là để phục vụ nhân dân.

Vị GS. TS này chỉ ra, hiện cấp quận, huyện là cấp trung gian, không trực tiếp quyết ngân sách, không trực tiếp làm việc với dân. Do vậy, tốt nhất là không tổ chức chính quyền hoàn chỉnh ở cấp quận huyện.

Tiếp thu các ý kiến đóng góp, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, TP cũng đã lường trước được việc xây dựng đề án chính quyền đô thị là vô cùng khó. Vì vậy, sẽ chuẩn bị kỹ đề án thí điểm để đến tháng 12 trình Bộ Chính trị.

Bí thư Hà Nội thông tin, “lõi” của đề án là xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả và tăng cường phân cấp để đáp ứng được nhu cầu tốt hơn của người dân tốt hơn. Đồng thời hướng tới việc làm thế nào để tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TP.

“Các đồng chí nói, trước đây doanh nghiệp làm một dự án phải đi báo cáo 8 bộ, bây giờ đối với địa phương cũng như vậy. Chi 1 tỷ hay 3 tỷ phải đi báo cáo, thì không phải là chính quyền đô thị, hiệu lực, hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển của người dân”, ông Hải cho hay.

Theo Bí thư, với đô thị lớn tồn tại nhiều vấn đề (như lụt lội, ô nhiễm môi trường, cấp nước…) thì chính quyền đô thị phải có những quyết định nhanh gọn, không nên để một vấn đề tồn tại nhiều năm mới giải quyết xong.

Tại dự thảo đề án mô hình chính quyền đô thị đang được lấy ý kiến, TP Hà Nội đưa ra 2 phương án thí điểm.

Phương án 1, tổ chức chính quyền cấp TP và cấp quận, huyện, thị xã về cơ bản giữ nguyên như hiện nay gồm có HĐND và UBND. Còn cấp xã, phường, thị trấn thì không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức cơ quan hành chính theo thiết chế UBND.

Phương án 2, chủ trương tinh gọn bộ máy được đề ra mạnh mẽ hơn. Theo đó, cấp chính quyền TP mới có đầy đủ gồm HĐND - UBND như hiện nay. Các cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn đều không có HĐND mà tổ chức thành cấp cơ quan hành chính theo thiết chế UBND.

Tuy nhiên, tổ soạn thảo cho rằng, phương án 2 sẽ có sự xáo trộn lớn trong bộ máy chính quyền ở hai cấp (quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn), phải điều chỉnh ban hành một số quy định pháp luật và tác động đến tâm tư nhiều người đang công tác.

Để phù hợp với lộ trình cải cách tổ chức bộ máy, có bước đi thận trọng, tránh xáo trộn, tổ soạn thảo đề nghị, chọn phương án 1.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.

Thái Hải

12:16 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm