Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Hiếu
Thứ năm, 13/07/2023 - 06:36
(Thanh tra) - Là một trong những nội dung chính được quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa được Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng ký ban hành.
Đoàn kiểm tra do Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT tại Hưng Yên. Ảnh: LP
Theo Chánh Thanh tra Bộ GDĐT Nguyễn Đức Cường, mục đích của hoạt động kiểm tra là kịp thời nắm bắt thông tin việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của đối tượng kiểm tra; phòng ngừa vi phạm, xử lý vi phạm (nếu có); phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục; giúp đối tượng kiểm tra thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao…
Trong quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra làm việc với đối tượng kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tại trụ sở của đối tượng kiểm tra và trụ sở của cơ quan, tổ chức có liên quan; đoàn kiểm tra làm việc với đối tượng kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong giờ hành chính. Trường hợp cần thiết phải làm việc ngoài giờ hành chính, trưởng đoàn kiểm tra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
Hình thức kiểm tra theo kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, kiểm tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hoặc do Bộ trưởng hoặc cấp có thẩm quyền giao.
Thời hạn kiểm tra là khoảng thời gian đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp với đối tượng kiểm tra. Tuỳ theo hình thức, nội dung, phạm vi kiểm tra và các điều kiện bảo đảm, người ra quyết định kiểm tra xác định về thời hạn kiểm tra nhưng không quá 7 ngày làm việc. Trường hợp khác do người ra quyết định kiểm tra quyết định.
Bộ trưởng hoặc người được bộ trưởng giao ký ban hành quyết định kiểm tra, phê duyệt kế hoạch tiến hành kiểm tra, ký thông báo kết quả kiểm tra.
Về quy trình kiểm tra, ông Cường cho biết, theo quy chế, trường hợp cuộc kiểm tra đã được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của cấp có thẩm quyền thì áp dụng quy định tại văn bản đó. Các cuộc kiểm tra liên quan việc tổ chức tuyển sinh đại học và trình độ cao đẳng có đào tạo ngành sư phạm mầm non; kỳ thi tốt nghiệp THPT; kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT; kỳ thi chọn học sinh THPT vào các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực; cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và THPT và các kỳ thi khác.
Không bố trí kiểm tra quá 3 lần/ năm, quá 1 lần/ tháng đối với một đối tượng kiểm tra và bảo đảm nguyên tắc quy định. Đối với cuộc kiểm tra có nội dung kiểm tra liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều đơn vị thuộc bộ, khi xây dựng kế hoạch kiểm tra phải có đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp. Ưu tiên bố trí cuộc kiểm tra có nội dung kiểm tra liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều đơn vị thuộc bộ.
Các đơn vị đề xuất kế hoạch kiểm tra có ý kiến đồng ý của lãnh đạo bộ phụ trách gửi Thanh tra Bộ trước ngày 30/10 hàng năm để tổng hợp chung, xây dựng dự thảo quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra trước ngày 15/11 hàng năm.
Định kỳ 6 tháng đầu năm, đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra thống nhất với các đơn vị phối hợp thực hiện rà soát, điều chỉnh (nếu cần thiết) kế hoạch kiểm tra. Trường hợp phải điều chỉnh trước 6 tháng đầu năm do lãnh đạo bộ quyết định.
Căn cứ kế hoạch hàng năm hoặc yêu cầu kiểm tra đột xuất, đơn vị chủ trì kiểm tra có văn bản gửi đơn vị phối hợp (nếu có) đề nghị cử người tham gia đoàn kiểm tra. Đơn vị phối hợp có văn bản cử người tham gia đoàn kiểm tra, gửi đơn vị chủ trì kiểm tra để tổng hợp. Căn cứ quyết định kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra, trình người ra quyết định kiểm tra hoặc người được giao phê duyệt kế hoạch tiến hành kiểm tra và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm đúng quy định.
Việc tiến hành kiểm tra được tiến hành trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan theo kế hoạch tiến hành kiểm tra.
Kết thúc kiểm tra trực tiếp, trưởng đoàn kiểm tra thông báo về thời gian kết thúc kiểm tra trực tiếp với thủ trưởng cơ quan, tổ chức là đối tượng kiểm tra và lập biên bản kiểm tra theo mẫu.
Trên cơ sở báo cáo kết quả kiểm tra, ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định kiểm tra (nếu có), trưởng đoàn kiểm tra tổ chức xây dựng dự thảo thông báo kết quả kiểm tra. Trường hợp cần thiết, trưởng đoàn kiểm tra tổ chức lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn, đối tượng kiểm tra, xin ý kiến lãnh đạo bộ về dự thảo thông báo kết quả kiểm tra. Chậm nhất 30 ngày làm việc kể từ ngày có báo cáo kết quả kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra tổ chức hoàn thiện dự thảo thông báo kết quả kiểm tra, trình người ra quyết định kiểm tra duyệt ký, ban hành theo quy định.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì áp dụng hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp theo quy định của pháp luật để xử lý kịp thời hành vi vi phạm. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị khởi tố và chuyển hồ sơ vụ việc, tài liệu có liên quan đến cơ quan điều tra để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ kiểm tra thuộc nội dung theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị nào thì đơn vị đó có trách nhiệm lưu trữ. Thời gian lưu trữ hồ sơ kiểm tra theo quy định hiện hành.
Các kết luận và kiến nghị biện pháp xử lý những hạn chế, thiếu sót và vi phạm (nếu có) đã được chỉ ra trong kết quả kiểm tra phải được đối tượng kiểm tra nghiêm túc thực hiện, bảo đảm đúng thời hạn và quy định.
Đơn vị có nội dung kiểm tra chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của đối tượng kiểm tra đã chỉ ra trong thông báo kết quả kiểm tra liên quan đến nội dung của đơn vị; báo cáo lãnh đạo bộ phụ trách kết quả theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thông báo kết quả kiểm tra.
Thanh tra Bộ là đơn vị đầu mối về công tác kiểm tra của bộ, có trách nhiệm tổng hợp đề xuất của các đơn vị, xây dựng, điều chỉnh kế hoạch kiểm tra hàng năm của bộ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra của các đơn vị; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; tổng kết, hội nghị, hội thảo về công tác kiểm tra theo quy định.
Hàng năm, các đơn vị thuộc bộ thực hiện báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo hướng dẫn về công tác kiểm tra; báo cáo định kỳ công tác kiểm tra thực hiện 6 tháng và hàng năm. Báo cáo đột xuất về công tác kiểm tra được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cấp có thẩm quyền hoặc của lãnh đạo bộ phụ trách, Ban Cán sự Đảng. Nội dung, thời gian báo cáo được thực hiện theo hướng dẫn...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đó là giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động thanh tra được đưa ra tại đề tài khoa học cấp bộ năm “Thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước” do TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ thanh tra, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm, được Hội đồng Khoa học nghiệm thu xếp loại xuất sắc.
Thái Hải
18:05 22/11/2024(Thanh tra) - Ngày 22/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Hải Hà
16:27 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền