Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cắt giảm ít nhất 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trong năm 2024

Hương Giang

Thứ tư, 10/01/2024 - 18:46

(Thanh tra) - Trong năm 2024, tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh; phấn đấu cắt giảm ít nhất 10% chi phí tuân thủ, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Người dân làm thủ tục hành chính. Ảnh minh họa: Nguồn ảnh: TTXVN

Cắt giảm, đơn giản hóa 628 quy định kinh doanh

Báo cáo của Văn phòng Chính phủ cho biết, năm 2023, các bộ, ngành đã cắt giảm, đơn giản hóa 628 quy định kinh doanh tại 53 văn bản quy phạm pháp luật, nâng tổng số quy định kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa từ năm 2021 đến nay lên 2.770 quy định kinh doanh tại 224 văn bản quy phạm pháp luật.

14 bộ, ngành đã thực thi phân cấp 86 thủ tục hành chính tại 26 văn bản quy phạm pháp luật, nâng tổng số thủ tục hành chính được phân cấp từ năm 2022 đến nay là 153 trong 699 thủ tục hành chính, đạt 21,9%.

Theo Văn phòng Chính phủ, năm 2023, Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương thực hiện 8 chỉ tiêu cụ thể về cải cách thủ tục hành chính.

Đến nay, có 3 chỉ tiêu vượt mục tiêu đề ra, như tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, tỷ lệ thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Các bộ, ngành giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính đúng hoặc sớm hạn đạt 50,6%, còn các địa phương đạt 90,75%. Tỷ lệ đồng bộ công bố, công khai quá trình giải quyết thủ tục hành chính của bộ, ngành đạt 62,3%; địa phương đạt 51%...

“Cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số quốc gia được triển khai toàn diện cả về chiều rộng và chiều sâu, từ khâu xây dựng, hoàn thiện thể chế đến khâu tổ chức thực hiện”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn khái quát.

Kết quả cải cách thủ tục hành chính đã góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đặc biệt cắt giảm chi phí cho xã hội.

Minh chứng là, xếp hạng môi trường kinh doanh Việt Nam tăng 12 bậc, theo Báo cáo Môi trường kinh doanh toàn cầu của Economist Intelligence Unit (EIU). Việc thực hiện 38/53 dịch vụ công thiết yếu hàng năm đã tiết kiệm chi phí thực hiện trên 2.500 tỷ đồng.

Nhiều dịch vụ công chỉ đơn thuần chuyển từ môi trường giấy sang điện tử

Theo Văn phòng Chính phủ, việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh có lúc, có nơi còn chậm. Nhiều bộ, ngành chưa quan tâm, thực hiện thống kê, báo cáo, cập nhật, công khai kết quả cắt giảm, đơn giản hóa sau khi các thực thi được ban hành.

Việc rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ, các nhóm thủ tục hành chính nội bộ trọng tâm ưu tiên, cũng như công bố bổ sung danh mục thủ tục hành chính nội bộ theo yêu cầu của tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiến độ.

Nhiều dịch vụ công chất lượng thấp, chỉ đơn thuần chuyển từ môi trường giấy sang môi trường điện tử, nên chưa thực sự thuận lợi, đơn giản hơn thực hiện trực tiếp hoặc qua bưu chính.

Việc số hóa làm giàu, làm sạch dữ liệu tại một số bộ, ngành, địa phương cũng chậm, chưa có lộ trình kế hoạch và phương thức thực hiện rõ ràng, đúng quy định. Thậm chí, một số cơ quan, đơn vị chủ yếu số hóa mới chỉ dừng ở việc sao chụp, chuyển từ bản giấy sang bản điện tử nên không đảm bảo giá trị pháp lý, không thể tái sử dụng mà còn lãng phí nguồn lực, tốn kém tài nguyên lưu trữ.

“Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính đã có cải thiện so với năm 2022, tuy nhiên, tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hoặc sớm hạn ở một số bộ, ngành, địa phương vẫn còn thấp, nhất là ở các bộ, ngành”, Bộ trưởng Trần Văn Sơn nêu.

Kiểm tra, làm rõ hành vi nhũng nhiễu 

Nhiều kiến nghị được Văn phòng Chính phủ đưa ra để tiếp tục triển khai hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính trong năm 2024.

Trong đó, Văn phòng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đề xuất phương án tổng thể cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy định kinh doanh đang là rào cản, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

“Cần tập trung cắt giảm, đơn giản hóa giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh; các nhóm thủ tục hành chính nội bộ trọng tâm ưu tiên theo quyết định của Thủ tướng”, Văn phòng Chính phủ nêu.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; tập trung nguồn lực đẩy nhanh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, gắn việc số hóa với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Đề nghị thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về quy định, thủ tục hành chính; tổ chức kiểm tra, xác minh, làm rõ hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn trong giải quyết thủ tục hành chính, xử lý nghiêm vi phạm; kịp thời chấn chỉnh việc giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của bộ, cơ quan, địa phương.

Đặc biệt, Văn phòng Chính phủ tiếp tục triển khai công tác thanh tra, kiểm tra nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính. Việc này nhằm nâng cao đạo đức công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, kịp thời xử lý, thay thế các trường hợp né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm và vi phạm pháp luật.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm