Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 24/12/2020 - 22:57
(Thanh tra) - Là một trong những kiến nghị tại Đề tài “Phòng, chống tham nhũng (PCTN) trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước theo Luật PCTN năm 2018” do ThS. Đào Thị Thu Hà, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) làm Chủ nhiệm.
Ban Chủ nhiệm Đề tài trình bày kết quả nghiên cứu. Ảnh: TH
Theo Ban Chủ nhiệm Đề tài, hiện nay, tình hình tham nhũng trong các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước đã và đang xuất hiện, ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh, cản trở hiệu quả của công tác PCTN khu vực Nhà nước như: Tình trạng đưa, nhận hối lộ để giành lợi thế trong sản xuất, kinh doanh; thiếu minh bạch trong tổ chức và hoạt động; chưa rõ ràng về trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, tổ chức xã hội…
Trong đó, doanh nghiệp vừa là nạn nhân vừa là tác nhân. Thêm vào đó, hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức này có ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội và cũng là chủ thể huy động vốn đóng góp của nhiều cổ đông hoặc thường xuyên huy động đóng góp của nhân dân, các thành viên và hội viên.
Do vậy, tham nhũng trong khu vực ngoài Nhà nước không những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cũng như hiệu quả PCTN của khu vực công.
Theo Luật PCTN năm 2018, doanh nghiệp và tổ chức khu vực ngoài Nhà nước có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức.
Đồng thời, kịp thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng.
Trên cơ sở phân tích những quy định của pháp luật, nhận thấy pháp luật Việt Nam đã bước đầu đã thể chế hóa các quy định liên quan đến việc phòng, chống tham nhũng về doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, những quy định này cơ bản đã có xu hướng tiệm cận với các quy chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước cũng như quá trình thực hiện các quy định pháp luật trên thực tiễn vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định.
Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác PCTN đối với các doanh nghiệp, tổ chức này. Những giải pháp, kiến nghị của đề tài góp phần hình thành luận cứ khoa học phục vụ cho việc đánh giá, hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.
Đề tài kiến nghị ban hành văn bản pháp luật về xử lý hành chính đối với hành vi tham nhũng của người giữ chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước. Trong đó, cần chú trọng đến hình thức phạt tiền hoặc cấm tham gia vào các hoạt động kinh doanh (cấm tham gia đấu thầu trong một khoảng thời gian nhất định); thực hiện đăng tải công khai các doanh nghiệp, tổ chức có hành vi vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Sửa đổi, bổ sung quy định về các hành vi bị cấm trong pháp luật chuyên ngành bảo đảm thống nhất với Luật PCTN 2018; Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư về thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.
Cần sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm soát xung đột lợi ích trong Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã, Luật Chứng khoán và các văn bản pháp luật về hội để bảo đảm kiểm soát được các tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ.
Quy định cụ thể những hành vi tham nhũng đặc trưng của khu vực ngoài Nhà nước, từ đó có thể đề ra được các biện pháp phòng ngừa tương xứng, phù hợp. Cần quy định rõ nội dung nào các tổ chức, doanh nghiệp ngoài Nhà nước bắt buộc phải công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động, bởi các vụ việc xảy ra thời gian qua cho thấy sự thiếu minh bạch, công khai hoạt động của các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tín dụng, các loại quỹ chính là mảnh đất béo bở cho tham nhũng phát sinh…
Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức của các chủ thể có thẩm quyền trong việc thực hiện pháp luật về PCTN đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước bởi đối tượng này vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân của hành vi tham nhũng, tiêu cực; PCTN trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước chính là bảo vệ doanh nghiệp trước những rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện các hành vi tham nhũng, tiêu cực; bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng, liêm chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật PCTN của các cơ quan thanh tra đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.
Xây dựng và áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng phù hợp với loại hình, quy mô, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước…
Với những kết quả đạt được, Hội đồng Nghiệm thu đánh giá xếp loại xuất sắc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 14/11, Tổ Đại biểu số 5 HĐND TP Hải Phòng tiếp xúc cử tri tại quận Dương Kinh phục vụ Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND TP khóa XVI.
Kim Thành
20:57 14/11/2024(Thanh tra) - Bám sát chương trình kiểm tra, giám sát, thanh tra và chỉ đạo của Tỉnh ủy, Đảng đoàn HĐND tỉnh, trong 9 tháng năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh và các ban HĐND tỉnh đã triển khai 6 cuộc giám sát chuyên đề; 24 cuộc giám sát, khảo sát thường xuyên, đột xuất.
Trọng Tài
20:47 14/11/2024Lâm Ánh
19:49 14/11/2024Trung Hà
19:39 14/11/2024Phương Anh
15:47 14/11/2024Hải Hà
15:06 14/11/2024Lâm Ánh
Trần Kiên
Trung Hà
Trần Kiên
Kim Thành
Lê Hữu Chính
Kim Thành
Lê Phương
N. P