Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 20/08/2021 - 06:00
(Thanh tra) - Triển khai Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030,
Quyết định số 1145/QĐ-BTTTT ngày 3 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc giao nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 trên hệ thống thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 trên hệ thống thông tin cơ sở như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
a) Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021-2030.
b) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm tổ chức thực hiện cải cách hành chính của cán bộ quản lý các cấp; cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ.
c) Nâng cao nhận thức về cải cách hành chính, tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong triển khai cải cách hành chính; nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong trong việc giám sát hoạt động thực thi công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp.
2. Yêu cầu:
a) Phổ biến, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ, thường xuyên, đa chiều, phù hợp với tính chất, đặc điểm và yêu cầu của từng nhóm đối tượng, bằng nhiều hình thức truyền thông phong phú, đa dạng.
b) Nội dung tuyên truyền phải gắn với lộ trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ.
c) Tuyên truyền phải góp phần nâng cao dân trí, phòng, chống tham nhũng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN
1. Nội dung thông tin, tuyên truyền:
a) Tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu và tác động của cải cách hành chính đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tuyên truyền các nội dung trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.
b) Các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính và tình hình, kết quả triển khai thực hiện.
c) Vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập đối với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.
d) Cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; Đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với tinh giản biên chế trên cơ sở tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập; quá trình thành lập, giải thể, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp.
đ) Tình hình triển khai, kết quả, hiệu quả việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ.
e) Tình hình triển khai và kết quả thực hiện Chỉ số cải cách hành chính và Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước;
g) Tình hình triển khai các nội dung hiện đại hóa hành chính, trọng tâm là xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử theo Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 17/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025; tình hình triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được ban hành tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
h) Những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân cũng như tình hình triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính của các địa phương.
i) Các mô hình, cơ chế đang được triển khai thí điểm, các điển hình tốt trong cải cách hành chính.
k) Quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và Nhân dân; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc tham gia và giám sát tiến trình cải cách hành chính.
2. Hình thức thông tin, tuyên truyền:
a) Thông qua các chương trình phát thanh trên hệ thống truyền thanh cấp huyện, truyền thanh cấp xã; thông tin trên bảng tin công cộng tại nơi đông người, tụ điểm sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của người dân; thông tin trên các bản tin, tài liệu không kinh doanh, các tài liệu tuyên truyền đặt tại tủ sách phát luật của xã, phường, thị trấn, điểm bưu điện - văn hóa xã; thông tin trên trang thông tin điện tử; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền lưu động ở cơ sở; tuyên truyền, vận động thông qua các báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở; nhắn tin trên mạng viễn thông; truyền thông trên các nền tảng công nghệ (mạng xã hội, tủ sách điện tử, các app chức năng...).
b) Truyền thông thông qua các hội nghị, hội thảo, cuộc thi, tập huấn chuyên đề cung cấp thông tin về nội dung, kế hoạch và kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Từ năm 2021 đến năm 2030.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch tuyên truyền được bố trí hằng năm trong tổng kinh phí phục vụ nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước; kinh phí thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao phân bổ cho các đơn vị và các nguồn tài trợ hợp pháp khác (nếu có).
2. Các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ vào điều kiện thực tế, xây dựng dự toán kinh phí hoạt động, triển khai thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị mình theo quy định hiện hành về quản lý ngân sách Nhà nước để chủ động nguồn kinh phí tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền theo kế hoạch.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Thông tin cơ sở:
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền về cải cách hành chính nhà nước trên hệ thống truyền thanh cấp huyện, truyền thanh cấp xã, bảng tin công cộng và các loại hình thông tin cơ sở khác đến người dân.
b) Tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc thi, tập huấn chuyên đề cung cấp thông tin về nội dung, kế hoạch và kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở.
c) Kiểm tra việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính Nhà nước trên hệ thống truyền thanh cấp huyện, truyền thanh cấp xã, bảng tin công cộng và các hình thức thông tin cơ sở khác.
d) Báo cáo kết quả tuyên truyền về cải cách hành chính Nhà nước trong lĩnh vực thông tin cơ sở khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan trên địa bàn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính Nhà nước trên địa bàn địa phương.
b) Chỉ đạo hệ thống truyền thanh cấp huyện, truyền thanh cấp xã xây dựng và nâng cao chất lượng các tin, bài tuyên truyền về cải cách hành chính Nhà nước; chỉ đạo, tổ chức thực hiện thông tin trên bảng tin công cộng, trang thông tin điện tử; nhắn tin trên mạng viễn thông, truyền thông trên các nền tảng công nghệ (mạng xã hội, tủ sách điện tử, các app chức năng...) về cải cách hành chính Nhà nước.
c) Chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền trên địa bàn; tăng cường sử dụng các hình thức thông tin, tuyên truyền trực quan như: Thông tin trên bảng tin công cộng; trên trang thông tin điện tử cấp huyện; thông tin trên các bản tin, tài liệu không kinh doanh, các tài liệu tuyên truyền đặt tại tủ sách phát luật của xã, phường, thị trấn, điểm bưu điện - văn hóa xã; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền lưu động ở cơ sở...
d) Phối hợp với Ban Tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp hướng dẫn lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở lồng ghép nội dung về cải cách hành chính nhà nước trong hoạt động tuyên truyền miệng tại các buổi sinh hoạt cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ dân phố, khu dân cư...
đ) Kiểm tra việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính Nhà nước ở địa phương theo quy định.
e) Báo cáo kết quả tuyên truyền về cải cách hành chính Nhà nước khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
PV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam