Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu “phạm quy” trong giải quyết TC

Chủ nhật, 07/09/2014 - 10:10

(Thanh tra) - Đó là một trong những nội dung chính về xử lý hành vi vi phạm của người giải quyết tố cáo (TC); người có trách nhiệm chấp hành quyết định xử lý hành vi vi phạm bị TC; người TC và những người khác có liên quan được quy định tại Luật Tiếp công dân.

Theo quy định tại Điều 41 về trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về công tác giải quyết tố cáo (TC), Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác giải quyết TC trong các cơ quan hành chính Nhà nước trong phạm vi cả nước.

Thanh tra Chính phủ là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về công tác giải quyết TC trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về công tác giải quyết TC trong phạm vi quản lý của mình; thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, thanh tra tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, thanh tra sở, thanh tra huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh giúp người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp quản lý công tác giải quyết TC.

TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan khác của Nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý công tác giải quyết TC; định kỳ thông báo với Chính phủ về công tác giải quyết TC trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mình.

TAND, Viện KSND cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý công tác giải quyết TC; định kỳ thông báo với UBND cùng cấp về công tác giải quyết TC trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mình.

Về trách nhiệm phối hợp trong công tác giải quyết TC, Luật TC cũng quy định trong trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ làm việc với Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao; Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện làm việc với Chánh án TAND, Viện trưởng Viện KSND cùng cấp để phối hợp trong công tác giải quyết TC.

Chính phủ, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao định kỳ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Nước và thông báo đến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác giải quyết TC.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh báo cáo Chính phủ về công tác giải quyết TC trong phạm vi quản lý của cơ quan mình theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Chính phủ.

UBND, TAND, Viện KSND định kỳ báo cáo HĐND cùng cấp, cơ quan cấp trên và thông báo đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về công tác giải quyết TC trong phạm vi địa phương và lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình.

Về giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, Điều 44 quy định, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận động viên nhân dân, hội viên của mình nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về TC; giám sát việc thi hành pháp luật về TC và giải quyết TC; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân đến TC, khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; khi nhận được TC thì nghiên cứu, chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết TC.

Bên cạnh đó, TC do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận chuyển đến phải được người giải quyết TC xem xét, giải quyết và trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định xử lý, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đã chuyển đơn đến biết kết quả giải quyết; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết đó thì tổ chức đã chuyển đơn có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết TC xem xét, giải quyết; cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm trả lời kiến nghị đó trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định xử lý.

Box: Khen thưởng khi có thành tích trong việc giải quyết TC

Người giải quyết TC có hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 8 của Luật này hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật trong việc giải quyết TC thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Người có trách nhiệm chấp hành quyết định xử lý hành vi vi phạm bị TC nếu không chấp hành thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mà không áp dụng biện pháp cần thiết để xử lý kịp thời đối với người giải quyết TC có hành vi vi phạm quy định tại Điều 46 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Người TC và những người khác có liên quan có hành vi quy định tại các khoản 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Điều 8 của Luật này hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về TC và giải quyết TC thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

P.H

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.

Nam Dũng

21:51 10/12/2024

Tin mới nhất