Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 16/10/2012 - 15:24
(Thanh tra)- Đầu tháng 8/2012, nhà hoạt động xã hội Anna Hazare đã một lần nữa tuyệt thực để vận động lập ra một tổ chức thanh tra chống tham nhũng (CTN) có nhiều thẩm quyền. Tuy nhiên, vài ngày sau ông từ bỏ việc tuyệt thực và tuyên bố sẽ đứng ra thành lập một đảng chính trị để CTN.
Ông Anna Hazare (phải) đã nhiều lần tuyệt thực ở Thủ đô New Delhi để kêu gọi đề ra luật pháp nghiêm khắc CTN. Ảnh: AFP
Một năm trước đây, 12 ngày tuyệt thực của ông Anna Hazare đã kích động công chúng Ấn Độ, lôi kéo hằng trăm ngàn người ủng hộ tức giận vì tình trạng tham nhũng của Chính phủ.
Ông Anna Hazare và những người ủng hộ cũng yêu cầu mở cuộc điều tra về các cáo buộc tham nhũng của 15 bộ trưởng.
Tháng 8/2012, ông Baba Ramdev, một bậc thầy về yoga được quần chúng ủng hộ rộng rãi cũng đã dẫn đầu một chiến dịch CTN với lời kêu gọi tuyệt thực 6 ngày. Các lãnh đạo hàng đầu của Đảng đối lập Bharatiya Janata đã lập tức hưởng ứng nhiệt tình lời kêu gọi.
Ngày 14/8/2012, khi kết thúc cuộc tuyệt thực tại New Delhi, ông Baba Ramdev đã kêu gọi những người Ấn Độ ở nước ngoài mang trả lại tiền của bất hợp pháp mà họ đang cất giấu.
Nhấn mạnh sẽ tiếp tục chiến dịch của mình trước cuộc tổng tuyển cử năm 2014, ông Baba Ramdev đồng thời khẳng định sẽ nỗ lực hết sức để lật đổ Đảng Quốc Đại đứng đầu liên minh cầm quyền vì cho rằng Đảng này phải chịu trách nhiệm về tình trạng tham nhũng tràn lan.
Ông Anna Hazare cũng nói với người ủng hộ sẽ du hành trên khắp nước trước ngày tổng tuyển cử để “đánh động dư luận toàn quốc”. Tuy nhiên, nhà hoạt động 75 tuổi này cho biết sẽ không ra tranh cử.
Báo chí phương Tây cho rằng, hai nhà hoạt động xã hội dân sự Anna Hazare và Baba Ramdev xuất hiện trên vũ đài chính trị hồi năm ngoái khi một loạt vụ tham nhũng hàng tỉ đô la bị phanh phui và sự phẫn nộ của công chúng đối với tình trạng tham nhũng lên đến đỉnh điểm. Phong trào khơi dậy phản ứng rộng khắp trong quần chúng khi hai người này hứa sẽ có một cuộc cách mạng để làm sạch bộ máy hành chính. Nhưng, 1 năm sau, phản ứng của quần chúng đã trầm lắng hơn nhiều. Và, những gì khởi đầu là các phong trào xã hội dân sự nay tiến tới chỗ thành một sân khấu chính trị.
Bà Kiran Bedi, một trong những gương mặt nổi bật của Phong trào Ấn Ðộ CTN do ông Anna Hazare phát động chỉ rõ việc Chính phủ liên tục bất động trước các đề nghị phải có một cơ chế theo dõi CTN đã buộc họ bước vào cuộc đấu tranh chính trị và chống lại chế độ từ bên trong. “Chúng tôi nhận ra rằng, Chính phủ hoàn toàn vô cảm, và không có phản ứng. Một số thành viên rất nhạy cảm trước việc các cuộc chống đối không đưa đến đâu, và chúng tôi cần phải ra mặt”, bà nói.
Ông Bhaskara Rao, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông ở New Delhi thì khẳng định với VOA: "Ông Baba Ramdev rõ ràng đại diện cho một phong trào có động cơ chính trị, được tài trợ và hỗ trợ về mặt chính trị. Điều này được thể hiện rất rõ ràng".
Giới phân tích chính trị cho rằng, các phòng trào xã hội dân sự đóng một vai trò rất đáng kể trong việc nhấn mạnh đến tham nhũng như một vấn đề cần chú ý cấp thiết. Nhưng, không phải ai cũng tin là sự chuyển đổi từ vận động xã hội qua chính trị sẽ giúp cho lý tưởng diệt trừ tình trạng tham nhũng tràn lan ở Ấn Ðộ.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông cũng cho rằng, phong trào CTN sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất động năng trong cuộc tranh luận thô thiển và vô trật tự giữa các phe phái chính trị của Ấn Ðộ. Ông Bhaskara Rao chỉ rõ: “Chúng ta vốn đã có quá nhiều chính đảng, và tất cả các chính đảng này đều thuyết giảng, có quá nhiều lý luận về tham nhũng. Sự kiện này sẽ cộng thêm vào lập luận hiện hữu. Việc ngăn chặn tham nhũng thực sự, làm thế nào để thực thi nghị trình, vẫn chưa tìm ra được”.
Có điều, bỏ qua những nhận định này, các nhà hoạt động xã hội dân sự CTN ở Ấn Ðộ vẫn lạc quan rằng sẽ mở rộng tầm các chọn lựa dành cho cử tri trong một nước đã trở nên bi quan về chính trị và sẽ thành công trong việc chuyển từ một phong trào quần chúng thành một chính đảng của quần chúng.
Trong khi đó, cũng vào tháng 8, ông Shivpal Singh Yadav, Bộ trưởng Xây dựng tại Uttar Pradesh, bang đông dân nhất của Ấn Độ lại có những phát ngôn bị chỉ trích nặng nề khi cho rằng, các nhân viên có thể “ăn cắp một chút ít” nhưng “không được hành động như kẻ cướp” và phải làm việc tích cực.
Phát biểu trong một cuộc họp báo sau đó, quan chức này cho rằng báo giới đã diễn giải lời nói của ông theo một hướng khác. Theo Bộ trưởng Xây dựng Shivpal Singh Yadav, ý của ông là quá nhiều luật lệ chính thức và quá nhiều hạn chế sẽ khiến nhân viên Chính phủ “ăn cắp” bằng cách nhận hối lộ hay đánh cắp thẳng thừng.
Vào cuối tháng, chỉ vài phút sau khi Quốc hội bắt đầu nhóm họp, các nhà lập pháp của Đảng đối lập Bharatiya Janata đã vây kín các lối đi và hô khẩu hiệu đòi Thủ tướng Manmohan Singh từ chức.
Trước đó, ngày 21/8, vài ngày sau khi cơ quan kiểm toán quốc gia công bố một bản báo cáo nói rằng Chính phủ đã bán những mỏ than cho các công ty tư nhân trong khoảng từ năm 2004 - 2009 mà không cho đấu thầu cạnh tranh và minh bạch, phe đối lập đã đưa ra yêu cầu từ chức đối với Thủ tướng Ấn Độ.
Nhân viên kiểm toán ước tính, các công ty tư nhân đã kiếm lời hơn 34 tỉ đô la, một khoản tiền mà lẽ ra có thể đã được "tích luỹ cho ngân khố quốc gia". Thế nên, dù báo cáo không quy lỗi cho ông Manmohan Singh, nhưng Đảng Bharatiya Janata vẫn nêu rõ việc Thủ tướng phải chịu trách nhiệm cho những tổn thất nêu trên vì ông là lãnh đạo Bộ Than đá trong thời gian các công ty tư nhân được cấp phép.
Được biết, hồi tháng 9/2012, giới chức Ấn Độ đã tiến hành khám xét nhiều cơ sở trên toàn quốc trong khuôn khổ cuộc điều tra về cáo buộc cho rằng có những điểm bất thường trong việc giao các hợp đồng khai thác mỏ than cho các công ty tư nhân.
Cơ quan Điều tra Trung ương Ấn Độ cho biết, một số nhà riêng và văn phòng tại New Delhi, Mumbai và Kolkata đã được khám xét để xác định xem liệu các công ty có phạm tội gian lận hay các tội danh khác hay không.
Hoan nghênh hành động này, tuy nhiên Đảng Bharatiya Janata vẫn yêu cầu hủy bỏ ngay lập tức các lô than đá đã phân phối.
Bê bối về khai thác than là vụ mới nhất nhắm vào Thủ tướng Ấn Độ. Ông Manmohan Singh bị nhiều người cáo buộc đã không nghiêm túc trong việc kiểm soát tham nhũng. Một loạt sai phạm nhiều tỷ đô la đã bị đưa ra ánh sáng trong 2 năm qua đều liên quan đến sự kiện Ấn Độ đăng cai cuộc thi đấu thể thao trong Khối Thịnh vượng chung năm 2010 và vụ mua bán giấy phép kinh doanh điện thoại di động.
Liên quan đến hành động nhằm vào Đảng cầm quyền của Đảng Bharatiya Janata, hồi đầu năm 2010, người dân Ấn Độ đã thực sự bị sốc bởi trong một cuộc tranh luận tại Quốc hội, được tường thuật trực tiếp trên truyền hình, 3 nhà lập pháp của Đảng đối lập đã ném những bó tiền mà họ cáo buộc là do một liên minh của Chính phủ đút lót để có được những lá phiếu.
Ngay lập tức, bà Jayanti Natarajan, Người Phát ngôn của Đảng Quốc Đại đã khẳng định những lời tố giác là một màn gay cấn do phe đối lập dàn dựng vì chắc chắn thất bại trong cuộc tranh luận. Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị khi đó cho rằng, Chính phủ không dễ dàng có thể gạt bỏ lời cáo buộc hối lộ để đạt được thắng lợi. Theo lực lượng đối lập, thắng lợi có được bởi 14 nhà lập pháp đã cưỡng lại đảng của họ để bỏ phiếu tán thành việc tín nhiệm trong khi 4 vị khác không bỏ phiếu, khiến cho Chính phủ đạt được số phiếu thắng.
Cần nhắc lại, theo kết quả một cuộc thăm dò công bố hồi tháng 3/2011 của Văn phòng Tư vấn KPMG, 2/3 số người trả lời tin rằng, trong nhiều trường hợp, tình trạng tham nhũng xảy ra tại khu vực tư. Đáng chú ý, thị trường địa ốc và viễn thông được coi là những lĩnh vực tham nhũng nhất.
Hơn 65% tin rằng, Ấn Độ có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 9% nếu kiểm soát được tham nhũng. Nhưng, cũng có tới hơn một nửa cảnh báo tình trạng tham nhũng gia tăng làm cho Ấn Độ ít hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế.
Nhà bình luận Hiranmay Karlekar được truyền thông phương Tây dẫn lời cho rằng, một nền văn hóa tham nhũng đã thấm sâu vào chính trị Ấn Độ từ hồi thập niên 60 của thế kỷ XX với sự kiện các nhà lập pháp của tất cả các đảng sẵn sàng thay đổi lập trường để đổi lấy những đặc lợi. “Đã có một truyền thống nhanh chân dần dà và lây lan, những người đổi từ đảng này qua đảng khác. Điều ta thấy ở đây là một thí dụ khác cho thấy những gì đã diễn ra lâu nay và ngày càng trở nên tệ hại hơn. Nếu điều này tiếp tục, tôi chỉ có thể nói rằng, tương lai chính trị của đất nước này không mấy xán lạn”.
Duy Tùng (Tổng hợp)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị huyện Văn Yên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Huyện ủy Trấn Yên và Huyện ủy Văn Yên tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2024. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong các huyện của tỉnh Yên Bái, đồng thời, tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và cải cách tư pháp.
Bùi Bình
17:18 03/12/2024Bùi Bình
09:05 29/11/2024Công Thắng - Phạm Hoa
21:13 11/11/2024Hương Giang
20:28 11/10/2024Lê Phương
10:00 23/08/2024Hương Giang
TC
Thái Hải
Thu Huyền
Trọng Tài
Thu Huyền
Cảnh Nhật
Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải