Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 10/04/2014 - 19:16
(Thanh tra) - “Nhìn một cách tổng quát và qua phản ảnh từ chính những thầy cô trực tiếp giảng dạy, hiện nay nhiều học sinh vẫn học theo các bài văn mẫu, dùng văn mẫu viết văn thật...”.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển (giữa): "Đề bài môn Ngữ văn đã có một số đề mở, nhưng thực sự chưa “mở”, đề “mở” nhưng đáp án vẫn “đóng”". Ảnh: Hải Hà
Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Vinh Hiển đưa ra tại hội thảo “Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học môn Ngữ văn ở trường phổ thông” do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 10/4.
Hội thảo nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và xây dựng kế hoạch triển khai việc đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực người học với cách thức xây dựng đề thi/kiểm tra và đáp án theo hướng mở; tích hợp kiến thức liên môn; giải quyết vấn đề thực tiễn.
Dùng văn mẫu viết văn thật
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: "Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa XI) đã xác định đổi mới kiểm tra, đánh giá là 1 trong 9 giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Ngành Giáo dục xác định đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu đột phá, là “mở lối vào” cho đổi mới giáo dục đào tạo bởi nó có tác động đến toàn hệ thống, có thể thực hiện ngay và không tốn kém nhiều".
Với riêng môn Ngữ văn, Thứ trưởng cho biết, những năm gần đây đã có nhiều cố gắng, thể hiện qua việc ra đề “mở”, học sinh đỡ phải học thuộc, phát huy được năng lực, trí tuệ, tình cảm, đạo đức của học sinh, gắn với thực tiễn cuộc sống.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát và qua phản ảnh từ các thầy các cô, hiện nhiều học sinh vẫn học theo bài văn mẫu, dùng văn mẫu viết văn thật. Đây là vấn đề đáng lo ngại.
“Lý do để xảy ra tình trạng học sinh chưa thích học Ngữ văn là gì? Nhiều ý kiến nói rằng do thầy cô vẫn dạy theo cách cũ, đánh giá theo kiểu cũ. Nhưng thực ra, theo tôi, lâu nay chúng ta không phải đánh giá mà là đo lường kết quả. Bởi đánh giá là phải xem học sinh thích thú những gì, có khó khăn gì để giúp đỡ học sinh học tập tốt hơn chứ không phải chỉ dựa trên kết quả thi học kỳ, thi tốt nghiệp, thi đại học”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
TS Nguyễn Trọng Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đáng buồn là hiện nay việc đánh giá các môn xã hội nói chung, trong đó có môn Ngữ văn vẫn còn nhều bất cập. Ở tiểu học vẫn còn tình trạng giáo viên yêu cầu học sinh viết bài tập làm văn theo những thứ tự quy định một cách máy móc (ví dụ ở bài văn kể chuyện, miêu tả), ở cấp trung học vẫn yêu cầu học sinh kể chuyện hoặc phân tích một tác phẩm theo chủ đề bắt buộc... và khi chấm bài, giáo viên vẫn dựa theo việc đếm ý ở đáp án để cho điểm…
Đề “mở”, đáp án “đóng”
Về đề thi môn Ngữ văn, Thứ trưởng Hiển thẳng thắn thừa nhận: "Thời gian qua, việc ra đề bài môn Ngữ văn đã có một số đề mở, nhưng thực sự chưa “mở”, đề “mở” nhưng đáp án vẫn “đóng”".
Còn Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học đưa ra khẳng định, trong các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học gần đây nội dung các câu hỏi môn Ngữ văn đã có phần “mở”, nhưng hướng dẫn chấm có khi còn chưa thật “mở”.
“Hướng đổi mới thi tốt nghiệp tới, Bộ GD&ĐT đang dần xóa bỏ quan niệm thi môn này, thi môn kia, chuyển từ các môn thi sang bài thi. Trong bài thi đó không chỉ đụng chạm kiến thức của một môn, một lĩnh vực mà đánh giá năng lực tổng hợp, vận dụng năng lực tích hợp để giải quyết vấn đề. Vì vậy, không chỉ đề thi môn Ngữ văn phải “mở” mà đáp án cũng phải “mở” để đánh giá đúng năng lực người học”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Đồng quan điểm với Thứ trưởng, nhiều ý kiến tham luận tại hội thảo cũng thống nhất đề thi môn Ngữ văn phải ra theo hướng mở, và đã đề mở thì đáp án cũng phải mở.
Bà Trần Kim Chung, Sở GD&ĐT Phú Thọ nhấn mạnh, đề thi Ngữ văn mở thì hướng dẫn và cách chấm bài, đánh giá học sinh cũng phải mở. Nhưng dù mở thế nào thì cũng phải bám vào một điểm chung đó là chuẩn. Khi vận dụng việc ra đề mở, giáo viên thường vấp phải rào cản đó là tâm lý khó chấp nhận tư duy mở khi chấm bài cho học sinh. Vì vậy, việc đánh giá bài kiểm tra (hướng dẫn chấm) phải tạo những khoảng mở cho người chấm đánh giá sự sáng tạo của học sinh.
Còn TS Trần Văn Toàn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, nên ra đề theo hướng mở để học sinh có thể phát huy được năng lực, sở trường của mình, nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn trong trường phổ thông. Và đương nhiên, nếu đã đổi mới khâu ra đề, cần có những đổi mới trong cách chấm. Có thể năm đầu tiên kết quả sẽ không cao, nhưng khẳng định đây là hướng đi đúng, thì cần phải kiên định.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC