Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 15/07/2018 - 18:06
(Thanh tra) - Hàng loạt trường đại học (ĐH) top đầu như Y Hà Nội, Bách khoa Hà Nội, Ngoại thương điểm chuẩn dự kiến năm 2018 giảm mạnh từ 3 - 4 điểm so với năm ngoái... Dự kiến, điểm chuẩn sẽ sát điểm sàn.
Gian hàng của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân thu hút đông đảo thí sinh và người nhà. Ảnh: HH
Đó là con số được lãnh đạo các trường ĐH thông tin tại Ngày hội Tư vấn xét tuyển ĐH, cao đẳng 2018 diễn ra vào ngày 15/7, tại Hà Nội.
Y dược giảm mạnh, khối kinh tế vẫn "hot"
Mặc dù thời tiết Hà Nội trong ngày hôm nay mưa tầm tã, nhưng Ngày hội Tư vấn xét tuyển vẫn thu hút đông đảo thí sinh. Nhiều phụ huynh từ các tỉnh cũng đổ về để được tận tai nghe các chuyên gia tư vấn.
Theo quan sát của PV, sự quan tâm đặc biệt của thí sinh và phụ huynh năm nay vẫn dồn vào các trường khối kinh tế, ngân hàng, y dược. Tuy nhiên, đề thi năm nay khó và sự phân hóa cao, cộng với điểm ưu tiên khu vực giảm từ 0,5 xuống 0,25 điểm là 2 lý do chính khiến lãnh đạo các trường dự đoán điểm chuẩn vào các trường "hot" sẽ giảm mạnh.
Ông Lê Đình Tùng - Trưởng phòng Đào tạo (ĐH Y Hà Nội) cho biết: Điểm chuẩn vào trường năm nay dự kiến giảm sâu từ 3 - 4 điểm, kể cả ngành "hot" Y đa khoa cũng không nằm ngoài quy luật chung. Đối với các trường phân hiệu của ĐH Y Hà Nội điểm chuẩn không thấp hơn cơ sở chính 3 điểm.
Khối kinh tế, sức nóng vẫn tập trung vào ĐH Ngoại thương Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng.
Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ: Phổ điểm năm nay có sự phân hóa cao. Những thí sinh có điểm từ 7,5 - 8,5 có thể nộp hồ sơ vào ĐH Ngoại thương. So với năm ngoái mức điểm trúng tuyển của ngành này là 28,25. Nhưng năm nay điểm chuẩn dự kiến sẽ hạ.
Học viên Ngân hàng năm nay tuyển 3.950 chỉ tiêu. Trường đưa ra điểm sàn nhận hồ sơ là 15 - 17 điểm. Theo ông Phạm Quốc Khánh - Trưởng phòng Đào tạo: Trường đã phân tích khá kỹ phổ điểm của thí sinh. So với năm trước điểm giảm đáng kể. Vì vậy điểm chuẩn vào trường dự kiến giảm từ 1 - 2 điểm so với năm ngoái.
Mặc dù thời điểm này, ĐH Giao thông Vận tải chưa công bố điểm sàn, nhưng theo ông Phạm Thanh Hà - Trưởng phòng Đào tạo nhà trường: Điểm sàn của trường sẽ được tính toán theo từng ngành, giao động từ 14 - 17. Những ngành "hot" của trường liên quan đến công nghệ 4.0 như Công nghệ thông tin, Tự động hóa... điểm sàn sẽ ở mức 17.
Khối khoa học xã hội điểm chuẩn... hạ
So với năm ngoái, điểm sàn vào nhiều trường top giữa và top dưới sẽ không có nhiều biến động. Đó là nhận xét của PGS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Phó trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội. PGS Thảo cho biết: Ngưỡng điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển vào ĐH Quốc gia Hà Nội khá rộng từ 15 - 20 điểm.
Khối kinh tế, sức nóng vẫn tập trung vào ĐH Ngoại thương Hà Nội. Ảnh: HH
Dự báo điểm chuẩn, PGS Thảo cho rằng đối với những trường top cao điểm chuẩn so với năm ngoái chắc chắn hạ từ 1 - 3 điểm. Với những trường top dưới và các ngành không "hot" điểm sẽ vẫn như năm ngoái, dao động từ 14 - 18 điểm, vì mức điểm như vậy đã là cận sàn rồi.
Khó khăn lớn nhất với các trường này là tỷ lệ thí sinh đỗ cao, nhưng "ảo" cũng lớn vì nhiều em không đến nhập học. Còn đối với các trường top trên từ 24 điểm trở lên thì không phải lo lắng gì.
Đối với các trường khối khoa học xã hội và nhân văn, PGS Thảo nhận định: Tuyển sinh năm nay sẽ tích cực hơn do phổ điểm các khối A0, C, D khá đồng đều, nhiều ngành tuyển sinh nhiều tổ hợp khác nhau nhưng cơ hội trúng tuyển của thí sinh sẽ ngang nhau. Riêng thí sinh thi khối C sẽ ít cơ hội hơn vì ít trường tuyển khối C, do vậy điểm sàn xét tuyển của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội cao hơn so với mặt bằng chung, nhưng điểm chuẩn vẫn sẽ giảm so với năm ngoái.
Điểm chuẩn sẽ sát điểm sàn
Với mức điểm thấp như năm nay, các trường đều phân tích khá kỹ phổ điểm trước khi đưa ra điểm sàn xét tuyển. Vì vậy, điểm chuẩn dự kiến sẽ sát điểm sàn xét tuyển.
ĐH Bách khoa Hà Nội, dự kiến điểm chuẩn sẽ sát với điểm sàn. Ảnh: HH
ĐH Bách khoa Hà Nội, điểm xét tuyển đạt ngưỡng điểm theo ngành/chương trình đào tạo: Các ngành có mã xét tuyển IT1, IT2, IT3,IT-E6, IT-E7, ME1, TE1, TE3, EE2, EE-E8 là 21,5 điểm; 10 chương trình đào tạo quốc tế 18 điểm; các ngành/chương trình đào tạo còn lại 20 điểm.
Ông Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: Trường đã tính toán rất cẩn thận để đưa ra điểm sàn, dưa trên phân tích điểm tổ hợp A0 và A1 từ Hã Tĩnh trở ra, điểm thí sinh đăng ký vào trường, số lượng các nguyện vọng thí sinh đăng ký... vì vậy, điểm chuẩn dự báo sẽ rất sát điểm sàn.
Tương tự, ĐH Giao thông Vận tải, ông Hà chia sẻ: Điểm chuẩn giảm so với năm trước 2 - 3 điểm tùy từng ngành. Điểm sàn khá sát với điểm chuẩn do chúng tôi đã tính toán rất kỹ khi đưa ra mức điểm sàn. Các em nộp hồ sơ trên sàn một chút đều có cơ hội trúng tuyển cao. Ví dụ ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông, trường có 14 mã xét tuyển, thí sinh khoảng từ 14 - 16 điểm đều có cơ hội trúng tuyển; ngành Công nghệ thông tin thì có thể điểm 18 trở lên.
Thí sinh lưu ý, "điểm sàn xét tuyển vào ĐH Ngoại thương có thể lệch khoảng 2 điểm so với điểm chuẩn", bà Thủy cho biết.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?
Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Lê Phương
21:30 06/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh