Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 11/03/2014 - 22:23
(Thanh tra) – “Việc đổi mới giáo dục đào tạo phải tiến hành theo thứ tự logic, đầu tiên phải xác định cơ cấu hệ thống giáo dục, sau khi xác định được cơ cấu hệ thống giáo dục thì sẽ tiến hành xây dựng chương trình sách giáo khoa (SGK), đào tạo đội ngũ giáo viên, tổ chức đánh giá thi cử cuối cấp học…”
PGS Văn Như Cương: "Tôi tha thiết đề nghị hãy tổ chức "trại viết SGK"." Ảnh: Hải Hà
Đó là ý kiến của PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Đề án xây dựng, triển khai chương trình và SGK phổ thông sau năm 2015.
Theo PGS Nhĩ, hiện nay hệ thống giáo dục của Việt Nam còn tồn tại nhiều nhược điểm cần khắc phục ví dụ như thời gian học ở các bậc học nhất là bậc trung học phổ thông (THPT) cần 3 năm như hiện nay hay chỉ cần 2 năm? Việc phân luồng, phân ban theo tỷ lệ cơ cấu như thế nào? Sự liên thông giữa các bậc học, giữa các loại trường ra sao… tất cả các câu hỏi trên cần phải được làm rõ rồi mới đi vào viết SGK, có như vậy mới nhất quán.
Tuy nhiên, trong Đề án xây dựng, triển khai chương trình và SGK phổ thông sau năm 2015 của Bộ đưa ra chưa thấy rõ việc phân luồng và phân ban. Theo PGS Nhĩ, phân luồng, phân ban là yêu cầu của công cuộc đổi mới. Khi đã tiến hành phân luồng phân ban thì trong bậc THPT sẽ có nhiều loại trường và phải có nhiều loại SGK khác nhau.
Để xây dựng chương trình SGK chuẩn, đáp ứng được mục tiêu đổi mới lâu dài, PGS Nhĩ đưa ra đã đưa ra sơ đồ cấu tạo hệ thống giáo dục quốc dân đổi mới như sau:
Tổ chức "trại viết SGK"
Theo Dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra thì Đề án xây dựng, triển khai chương trình và SGK phổ thông sau năm 2015 sẽ kết thúc vào năm 2022 (tức là sau 8 năm nữa), tuy nhiên theo kinh nghiệm của PGS Văn Như Cương, thời gian có thể sẽ kéo dài đến 2024. Như vậy, phải cần đến 10 năm để chúng ta làm một sự thay đổi cơ bản và toàn diện nền giáo dục, đây là thời gian quá dài, khó chấp nhận được.
Là người tham gia viết sách nhiều năm, PGS Cương cho biết, trước đây công việc viết SGK kéo dài do các tác giả đều vẫn làm việc chính tại đơn vị công tác của mình và cố tranh thủ thời gian để dành viết SGK, nghĩa là viết SGK là nghề "tay trái". Thỉnh thoảng các tác giả của 1 cuốn sách lại gặp nhau để trao đổi và không phải lúc nào cũng có mặt 100%. Nếu vẫn duy trì cách làm này thì công cuộc đổi mới sẽ kéo dài.
Để đẩy nhanh tiến độ, PGS Cương đề xuất tổ chức “trại viết SGK”. Ở "trại viết SGK” này, các tác giả làm việc tập trung theo đúng giờ hành chính, họ phải tách ra khỏi cơ sở làm việc cũ trong một thời gian quy định, tập trung toàn bộ thời gian và suy nghĩ cho công việc này.
“Làm việc theo công thức này tôi tin chắc chắn sẽ nhanh ít nhất gấp 10 lần trước đây. Tôi dự trù sau khi chương trình các bộ môn từ lớp 1-12 (thử nghiệm) đã được thẩm định lần đầu, công việc biên soạn SGK tập trung ở trại chỉ cần 6 tháng là nhiều nhất”, PGS Cương khẳng định.
Để cụ thể cho luận điểm của mình, PGS Cương đưa ra dẫn chứng cụ thể: Môn Toán lớp 10 có 105 tiết học. Nếu mời 3 tác giả cùng viết thì mỗi tác giả viết chính 35 tiết, nếu mỗi tiết viết hết 1 ngày thì cũng chỉ hơn 1 tháng rưỡi là xong, nhưng phải tính thêm giờ trao đổi với nhau, với các nhóm bạn khác lớp, khác môn, giờ làm việc theo nhóm... thì cũng chỉ cần 3 tháng là hoàn thành.
“Với những lý giải trên tôi tha thiết đề nghị hãy tổ chức "trại viết SGK"", PGS Cương nhấn mạnh.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân