Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hồng Phước
Thứ sáu, 22/01/2021 - 22:08
(Thanh tra) - Hai trung tâm dẫn đầu về doanh thu là CTCP Quốc tế Anh văn hội Việt Mỹ (VUS) và Apax English thu về lần lượt 1.747 tỷ đồng và 1.482 tỷ đồng trong năm 2019.
Năm tài chính của British Council kết thúc vào ngày 31/3
Với quy mô gần 100 triệu người và cơ cấu dân số vàng, Việt Nam đang sở hữu thị trường giáo dục hấp dẫn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế xấp xỉ 7% mỗi năm cùng độ mở của nền kinh tế ngày càng cao, nhu cầu học tập ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh ngày càng nở rộ. Không chỉ giới học sinh, sinh viên, những người trưởng thành đi làm cũng hiểu được tầm quan trọng của ngoại ngữ hiện tại và tương lai.
Trên góc độ vĩ mô, Đề án Ngoại ngữ Quốc gia (2008 – 2020) đã không thành công. Năng lực ngoại ngữ của người Việt vẫn còn thấp. Năm 2019, Việt Nam xếp thứ 65 trên 100 quốc gia về chỉ số EF English Proficiency Index, đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh của công ty English First (Thụy Điển). Thống kê cho thấy, Việt Nam tụt hạng liên tục từ năm 2015, cùng với số lượng các nước khảo sát tăng lên.
Những yếu tố kể trên góp phần tạo nên một thị trường đào tạo tiếng Anh (English Language Traning) màu mỡ dành cho các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Doanh thu của các trung tâm Anh ngữ lớn tại Việt Nam đều tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua.
CTCP Quốc tế Anh văn hội Việt Mỹ (VUS) năm 2019 đem về 1.747 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng hơn 23%. Trung tâm tiếng Anh hàng đầu và lâu năm tại Việt Nam có vốn điều lệ tương đối mỏng, chỉ hơn 20 tỷ đồng. Gần 70% cổ phần công ty này thuộc về Bletchley Pte. Limited (Singapore). VUS hiện có 39 trung tâm trên toàn quốc, trong đó tập trung chủ yếu tại TP HCM với 28 cơ sở.
Apollo English cũng là một trung tâm tiếng Anh vốn nước ngoài tên tuổi. Thành lập năm 1995, đồng sáng lập hệ thống này là ông Khalid Muhmood (người Anh) và vợ - bà Arabella Peters. Họ đã đào tạo hơn nửa triệu học viên tại Việt Nam kể từ năm 1995. Số lượng trung tâm của Apollo English ngang ngửa với VUS nhưng doanh thu năm 2019 của Apollo chưa bằng một nửa, đạt 800 tỷ đồng, tăng 28%.
Hay như Hội đồng Anh (British Council), năm 2019 thu về 442 tỷ đồng doanh thu. Tăng trưởng doanh thu hệ thống này thua kém nhiều so với các đơn vị cùng ngành, chỉ đạt hơn 8%.
Cuộc chơi mảng giáo dục tiếng Anh chứng kiến thế cân bằng giữa các doanh nghiệp nội và ngoại. Apax English báo cáo doanh thu năm 2019 lên tới 1.482 tỷ đồng, tăng 64%. Apax English là công ty con của Apax Holdings, doanh nghiệp gắn với tên tuổi của ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy). Apax English tập trung giảng dạy tiếng anh cho trẻ em, hiện đang sở hữu 130 trung tâm trên khắp cả nước.
Một cái tên nội khác là Yola cũng đang vươn lên hết sức mạnh mẽ trong những năm gần đây. Doanh thu của họ đạt 326 tỷ đồng năm 2019, tăng 27%. Yola được đồng sáng lập bởi bà Ngô Thùy Ngọc Tú và ông Phạm Anh Khoa. Họ cùng là những người lập ra VietAbroader, mạng lưới du học sinh Việt Nam tại nước ngoài. Tháng 8/2017, Yola nhận 4,9 triệu USD vốn đầu tư từ quỹ MEF III của Mekong Capital, điều này góp phần tạo tác động tích cực lên kết quả kinh doanh của trung tâm tiếng Anh này.
Cho đến năm 2019, hầu hết các trung tâm tiếng Anh lớn tại Việt Nam đều báo lãi. Biên lợi nhuận gộp của lĩnh vực kinh doanh này tương đối tốt, top đầu thuộc về Apollo English và Apax English khoảng 50%; VUS và British Council dao động từ 40% - 45%; thấp nhất thuộc về Yola chỉ khoảng hơn 30%.
Biên lãi gộp của các doanh nghiệp đều sụt giảm theo từng năm, điều này có thể phản ánh phần nào tính cạnh tranh trên thị trường giáo dục tiếng Anh ngày một gia tăng.
Thứ hạng về lợi nhuận ròng không có nhiều thay đổi, VUS báo lãi 366 tỷ đồng trong năm 2019, gấp hơn 3 lần Apax English thu về 113 tỷ đồng. Kế đến Apollo English lãi 91 tỷ đồng và British Council lãi 31 tỷ đồng. Yola trong năm này lãi vỏn vẹn 4 tỷ đồng, nhưng là bước tiến đáng kể sau hai năm 2017 – 2018 lỗ trên 20 tỷ đồng.
Trên thực tế tại Việt Nam, Công ty TNHH ILA cũng là cái tên đáng chú ý trong mảng giáo dục tiếng Anh. Đơn vị này sở hữu 43 trung tâm tại 12 thành phố lớn, tổng số học viên đã học lên tới 1 triệu người. Tuy nhiên, chúng tôi tạm thời chưa thu thập được số liệu về kết quả kinh doanh.
ILA là một công ty vốn ngoại, cập nhật đến tháng 1/2018, chủ sở hữu của họ là Worldwide Education and Traning Limited có trụ sở tại British Virgin Islands.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, ông Đặng Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã tiến hành họp Hội đồng Kỷ luật, đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với 3 học sinh trực tiếp tham gia đánh bạn. Thời gian đình chỉ học trong 2 tuần, từ 19/11 đến 2/12.
Hương Trà
19:24 21/11/2024(Thanh tra) - Liên Chiểu được xem là địa phương đầu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng triển khai thí điểm 3 phòng học số và thư viện số trong trường học, giúp học sinh tiếp cận công nghệ thông tin trong học tập.
Ngọc Phó
16:21 21/11/2024Vũ Linh
19:00 20/11/2024Vũ Linh
16:22 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương